Một công trình thi công xây dựng thường sẽ trải qua khá nhiều giai đoạn, trong đó khâu sơn lót được xem là bước quan trọng cần được tuân thủ. Bởi lẽ nhờ có lớp sơn lót mà toàn bộ công trình của bạn sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất trong tương lai. Vậy sơn lót là gì? Có nên sử dụng sơn lót cho công trình xây dựng? Trong bài viết dưới đây, Rexam sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về sơn lót.

Sơn lót là gì? Có nên sử dụng sơn lót cho công trình xây dựng?

Sơn lót là gì?

Sơn lót là một loại sơn trung gian giữa tường, nền bê tông, thép… với lớp sơn phủ hoàn thiện bên ngoài. Sơn lót không chỉ cho tác dụng tăng khả năng kết dính ở giai đoạn sơn hoàn thiện, giúp chất sơn lên đều, đẹp, mịn, mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống kiềm, chống thấm, chống rỉ, kháng hóa chất hay nước.

Nói một cách dễ hiểu, nếu bức tường hay sàn bê tông nhà bạn xuất hiện các khe nứt nhỏ, lỗ ti ti thì chỉ cần sử dụng sơn lót là có thể che lấp, tạo bề mặt phẳng khá dễ dàng và nhanh chóng.

Có những loại sơn lót nào?

Hiện nay, sơn lót có 3 dạng cho bạn lựa chọn theo mục đích sử dụng, đó là sơn lót chống kiềm cho tường, sơn lót chống rỉ cho thép và sơn lót Epoxy cho nền bê tông. Trong đó:

Sơn lót chống kiềm (có trong vôi vữa và xi măng): Đây là loại sơn lót ứng dụng cho tường, sàn nhà, nhằm làm tăng tính thẩm mỹ và độ bám dính cao cho lớp sơn cuối cùng. Sơn lót chống kiềm còn được chia làm 2 loại là sơn lót nội thất và sơn lót ngoại thất. Tuy môi trường sử dụng không giống nhau, nhưng chúng đều có tính năng là chống kiềm, chống nấm mốc, chống thấm hiệu quả.

Sơn lót chống rỉ: Loại sơn này chỉ được ứng dụng cho vật liệu sắt thép, kim loại. Sơn lót chống rỉ cũng có 2 dạng là sơn chống rỉ gốc Alkyd 1 thành phần và sơn chống rỉ 2 thành phần gốc epoxy.

Sơn lót Epoxy: là sự kết hợp chuỗi nhựa amid với hạt nhựa Epoxy, dùng làm chất kết dính và mau khô với khả năng ngăn ngừa hoàn hảo các loại hóa chất, chống rỉ, chống kiềm và nước. Màng sơn dai, chắc cung cấp khả năng bám dính tuyệt vời đến hầu hết các bề mặt nền bao gồm bê tông, thép, sàn gỗ, kim loại…

* Sớn lót Epoxy là một phần đặc biệt không thể thiếu khi thi công sơn nền nhà xưởng.

Xem thêm: Sàn Epoxy là gì? Ưu điểm vượt trội của sàn Epoxy

Sử dụng sơn lót Epoxy để ngắn ngừa hoàn hảo các hóa chất và nước.

Sử dụng sơn lót Epoxy trước khi thi công để ngắn ngừa hoàn hảo các hóa chất và nước.

Tác dụng của sơn lót

Đặc tính của sơn lót nằm ở độ bám dính cao, chính vì thế mà nó được khuyến khích sử dụng làm lớp nền trước khi phủ sơn hoàn thiện lên bề mặt thi công. Khả năng bám dính này tỷ lệ thuận với độ bền màu của nước sơn cuối cùng.

Có thể bạn chưa biết, nếu sử dụng màu sơn hoàn thiện sơn trực tiếp lên bề mặt thi công mà chưa phủ lớp sơn lót, thì nước ở trong sơn sẽ thấm sâu vào gây ra hiện tượng loang lổ, ố vàng. Nguyên nhân là do màu sơn hoàn thiện không có tính kháng kiềm, nên khi sơn lên sẽ dễ làm hỏng màng sơn. Tốt nhất bạn nên dùng sơn lót để nó phát huy hết đặc tính kháng kiềm của mình, từ đó bảo vệ hiệu quả cho công trình.

Ngoài tác dụng kháng kiềm và bám dính tốt, sơn lót còn được biết đến với tính năng kháng khuẩn, kháng nấm mốc. Nhìn chung, vi khuẩn và nấm mốc luôn tồn tại ở bất kỳ điều kiện thời tiết nào, do đó nếu sử dụng sơn không phù hợp có thể sẽ giúp nấm mốc, vi khuẩn phát triển mạnh hơn trên bề mặt thi công. Hơn nữa, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới như nước ta thì thực trạng chống thấm là vô cùng cần thiết.  Nếu có thêm lớp sơn lót, dĩ nhiên mối bận tâm về độ ẩm, nấm mốc của bạn sẽ không còn nữa, đồng thời tái tạo một không gian sống an toàn và khô thoáng hơn.

Thi công sơn lót là việc làm nên ưu tiên để nó phát huy khả năng bảo vệ tối đa cho công trình của bạn

Thi công sơn lót là việc làm nên ưu tiên để nó phát huy khả năng bảo vệ tối đa cho công trình của bạn

Sơn lót Epoxy và sơn phủ Epoxy có giống nhau không?

Sơn lót Epoxysơn phủ Epoxy là hai dòng sơn được ứng dụng cho từng mục đích khác nhau. Cả hai đều có điểm tương đồng ở môi trường sử dụng như làm sàn nhà xưởng, nền nhà máy xí nghiệp, hỗ trợ ngành xây dựng cầu đường, giao thông vận tải, ngành công nghiệp cơ khí…

Về đặc tính thì chúng khác nhau ở các điểm sau:

Đặc điểm:

Sơn lót thuộc loại sơn không màu, chỉ có tác dụng hỗ trợ cho quá trình sơn lớp sơn phủ. Trong khi đó, sơn phủ được sản xuất với rất nhiều màu sắc đa dạng cho bạn thoải mái lựa chọn.

Chức năng:

Sơn lót sở hữu độ bám dính cao, từ đó hỗ trợ cho lớp sơn phủ được bền màu và đẹp mắt. Hơn nữa nó còn giúp chống lại các hiện tượng ăn mòn khi tiếp xúc với hóa chất, axit, nước muối biển… Và nhất là có khả năng che lấp các khiếm khuyết ở tường nhà, sàn bê tông,… một cách khéo léo và hiệu quả.

Còn sơn phủ, tuy không có tính bám dính và kháng hóa chất tốt, nhưng nó có thể chịu tải, chống thấm nước, chống tĩnh điện, dẫn điện và trơn trượt tương đối ổn.

Vì sao nên sử dụng sơn lót trong các công trình xây dựng?

Trước đây, nhiều người thường bỏ qua việc sử dụng sơn lót trước khi sơn lớp hoàn thiện vì nghĩ rằng như vậy là tốn kém và mất thời gian, công sức. Thế nhưng sau khi sử dụng công trình được một thời gian, người ta nhận thấy rằng nó không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ công trình.

Chính vì thế, ngày nay sơn lót đã trở thành giai đoạn không thể thiếu và luôn được đánh giá cao. Nhất là với điều kiện thời tiết thất thường ở nước ta thì các tác nhân ngoại cảnh như nắng, mưa, gió… cũng đủ tác động đến màng sơn. Nếu không có lớp sơn lót, công trình của bạn sẽ dễ dàng bị ăn mòn bởi các chất kiềm có trong hồ vữa. Từ đó gây ra sự bong tróc, biến màu, loang lổ… mất thẩm mỹ.

Về giá thành, chi phí bỏ ra cho sơn lót thực sự không hề đắt đỏ như nhiều người vẫn nghĩ. Do đó cho dù bạn có bỏ qua công đoạn sơn lót thì cũng không hề tiết kiệm được bao nhiêu so với việc khiến chất lượng công trình giảm đi đáng kể.

Nên sử dụng sơn lót để công trình bền đẹp, thẩm mỹ hơn.

Nên sử dụng sơn lót để công trình bền đẹp, thẩm mỹ hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng sơn lót?

Tuyệt đối không sử dụng sơn phủ trắng thông thường để thay cho lớp sơn lót. Vì sơn phủ trắng không sở hữu các đặc tính ưu việt như sơn lót là chống thấm, chống kiềm, kháng hóa chất và có tính bám dính cao… Nếu dùng thay rất có thể dẫn đến hậu quả màu sơn bị loang lổ, bị bong tróc, không đẹp mắt…

Trước khi sơn sơn lót lên bề mặt, bạn cần vệ sinh, lau chùi sạch sẽ để đảm bảo không có bụi bẩn gây gián đoạn công trình.

Trong trường hợp bạn sửa sang lại công trình cũ, sau khi kiểm tra nhận thấy lớp sơn lót cũ vẫn còn tốt, lúc này bạn chỉ cần thay đổi màu sơn hoàn thiện mới. Chứ không cần dùng đến sơn lót.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức giải đáp thắc mắc “sơn lót là gì, có nên sử dụng sơn lót cho công trình xây dựng?”. Hy vọng sau khi đón đọc bài viết trên của chúng tôi bạn sẽ biết thêm những thông tin hữu ích về sơn lót nhé. Chúc bạn có sự đầu tư hợp lý cho sơn lót khi sơn tường, nền công trình để mang lại lợi ích lâu dài nhé.

Mọi thông tin chi tiết về sơn lót, bạn vui lòng liên hệ với Công ty TNHH REXAM theo:

CÔNG TY TNHH REXAM

Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0987 575 043.

Email: rexam.co@gmail.com.

Website: https://rexam.co/