Thi công lắp đặt, sửa chữa và sơn mái tôn cho nhà xưởng hay các nhà máy, xí nghiệp đã trở thành một hạng mục thi công quan trọng và phổ biến trong xây dựng hiện nay.
Bạn đang cần thi công mái tôn nhà xưởng. Bạn muốn tìm một đơn vị thi công lắp đặt mái tôn uy tín và chất lượng. Hãy liên hệ ngay đến cho Rexam – Đơn vị thi công mái tôn nhà xưởng trên nhiều tỉnh thành trên cả nước với đội ngũ, trang thiết bị và chi phí thi công tốt nhất hiện nay.
GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN – THI CÔNG MÁI TÔN, THAY THẾ, LẮP ĐẶT TÔN NHÀ XƯỞNG
Cùng chúng ta tìm hiểu về mái tôn nhà xưởng và dịch vụ lắp đặt mái tôn nhà xưởng trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bảng báo giá thi công mái tôn trọn gói mới nhất năm 2024
STT | Hạng mục thi công | Đơn giá |
1 | Thi công lắp đặt, thay thế tôn nhà xưởng | Liên hệ: 0987 575 043 |
2. Hướng dẫn quy trình thi công mái tôn nhà xưởng đạt chuẩn
Công tác khảo sát, đánh giá tổng thể và đưa ra kế hoạch thực hiện
Bước 1: Đo tổng diện tích mái tôn cần lắp đặt
Khảo sát và đo đạc diện tích mái tôn là bước đầu tiên để đơn vị thi công có thể đưa ra các dự toán cho kinh phí nguyên vật liệu và thi công cho công trình.
Độ dốc của mái tôn được xác định từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất. Quy định tiêu chuẩn độ dốc mái dốc là <8% (độ dốc mái càng lớn thì thoát nước càng nhanh).
Công thức tính độ dốc mái: Độ dốc mái tôn = chiều cao mái/chiều dài mái.
Ngoài ra, độ dốc mái tôn còn phụ thuộc vào loại nhà cấp 4 hay nhà tầng, nhà xưởng…, chiều dài mái cần thoát nước, loại tôn sử dụng là lại nào để có thể giảm độ dốc của mái, lưu lượng mưa tại nơi thi công để chọn độ dốc mái tôn tối thiểu bao nhiêu là vừa hợp lý.
Diện tích cần lợp= chiều dài x chiều rộng x độ dốc
(Đo diện tích chiều dài, chiều rộng trên mặt đất)
Bước 2: Đánh giá và lập kế hoạch thực hiện
Tiến hành đánh giá tình trạng hiện tại của mái tôn và xác định công việc cần thực hiện, bao gồm lắp đặt mới, thay thế hoặc sửa chữa.
Xác định vật liệu, công cụ và trang thiết bị cần thiết cho công việc.
Lập kế hoạch thời gian và nguồn lực cần thiết cho quá trình thi công.
Công tác chuẩn bị công trường và công tác an toàn lao động
Bước 1: Hướng dẫn an toàn lao động
Trước khi triển khai công việc mỗi ngày tại công trình, giám sát kỹ thuật & giám sát an toàn sẽ hướng dẫn cho công nhân tất cả các yếu tố kỹ thuật, mối nguy hiểm & biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quá trình thi công để mọi người nắm rõ nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
Bước 2: Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ, thiết bị cầm tay
Trước khi làm việc tất cả quản lý và công nhân phải tuân thủ đầy đủ nội quy, quy định về an toàn. Trong suốt quá trình thi công yêu cầu tất cả mọi người làm việc phải đội mũ bảo hộ lao động, đeo kính, dây an toàn toàn thân khi làm việc trên cao, đeo găng tay chống cắt trong quá trình vận chuyển và thi công.
Thiết bị cầm tay sử dụng khi lắp đặt thi công, sử dụng thiết bị pin.
Bước 3: Đặt biển cảnh báo, bao che khu vực cán tôn
Bảng biểu (biển cảnh báo an toàn, biển thông tin dự án, biển tập kết vật liệu, kho bãi…). Tiến hành lắp dựng các bảng biểu cảnh báo tại khu vực thi công.
Sau khi vật tư thiết bị máy móc được vận chuyển tới công trình ta tiến hành bao che kỹ càng khu vực cán tôn bằng hàng rào chắc chắn để trong quá trình thi công cán tôn mọi người đều không được vào trong khu vực máy móc thiết bị thi công, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình cán tôn.
Bước 4: Thử tải tại công trình
Sau khi lắp đặt xong giá cẩu tôn và vị trí máy cẩu tôn lên mái ta tiến hành thử tải tại công trình với tải trọng cho phép theo hệ số an toàn .
Bước 5: Tiến hành chuyển tôn lên mái và neo tôn
Phía trên mái khu vực thi công phải có vị trí móc dây cứu sinh, lan can cứng, khu vực cẩu tôn lên mái ngoài nhân sự thi công trực tiếp, phải đảm bảo không có người đi lại phía dưới, khi cẩu lên mái phải có dây cố định tôn vào thanh đỡ, tránh cho gió thổi bay và có dây chỉnh hướng và chống va đập cho mái tôn.
Bước 6: Lắp đặt dây cứu sinh trên mái
Trước khi tiến hành thi công ta tiến hành lắp đặt dây cứu sinh tạm thời trong quá trình thi công. Đảm bảo trong suốt quá trình thi công tất cả các công nhân phải có dây đai an toàn toàn thân và dây cứu sinh trong suốt quá trình làm việc trên mái
Hướng dẫn thi công mái tôn
Bước 1: Thực hiện căn lưới trần phía dưới
Việc thi công lưới trần chống rơi bên dưới là biện pháp bảo vệ an toàn cho cả người và dụng cụ thi công.
Bước 2: Thi công thay mái tôn
Dưới đây là quy trình các bước để thi công mái tôn hoàn thiện:
Bước 2.1 Tháo dở & Lắp đặt tấm cách nhiệt
Sau khi tháo dỡ tôn cũ, bóc tách bông cách nhiệt tấm cách nhiệt (nếu có), kiểm tra tổng thể mặt bằng khung kết cấu hiện trạng, nếu có hư hỏng tiến hành báo cáo, đề xuất phương án sửa chữa, nếu không có ta bắt đầu công việc tiếp theo.
Để khỏi ảnh hưởng thấm dột trong suốt quá trình thi công ta tiến hành tháo dỡ vít một bên, một bên giữ nguyên, ta tiến hành công tác lắp tấm cách nhiệt. Sau khi kết thúc công việc, vào cuối buổi phải đậy lại tấm úp nóc cũ, giữ cố định bằng vít bắn trực tiếp lên kẹp.
Trong thời gian sử dụng tấm cách nhiệt cũ đã bị nước thấm vào nên ta tiến hành thay tấm mới.
Bước 2.2 Tiến hành lắp đặt tấm tôn mới
Sau khi lợp lại tấm cách nhiệt ta tiến hành lợp lại tôn mới để đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất của nhà máy
Bước 2.3: Gia cố lưới thép hàn tại khu vực tôn lấy sáng
Tạo khung, gia cố lưới thép hàn tại vị trí khu vực tôn lấy sáng, nhằm đảo bảo vị trí lắp dựng tôn.
Bước 2.4: Lắp đặt hoàn thiện tấm tôn lấy sáng
Tiến hành thi công lắp đặt các tấp tôn lấy sáng vào vị trí lưới thép hàn đã được gia cố trước đó.
Bước 3: Kiểm tra lại tất cả các vị trí trên mái tôn
Các vị trí đầu mái tôn và cuối mái tôn được cố định bằng vít và kẹp sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng
Vị trí lớp tiếp giáp giữa hai lớp tôn , dùng lớp tôn mới che phủ lên lớp tiếp giáp, định vị bằng kẹp và cáp neo và được kiểm tra công tác chống dột trong ngày để không ảnh hưởng đến nhà máy
Sau khi tiến hành thay mái tôn xong, kiểm tra lại tất cả các vị trí trên mái tôn sao cho bề mặt phải được đẹp và thẩm mỹ. Triển khai công tác chống thấm mái tôn.
Bước 4: Thực hiện công tác vệ sinh hoàn thiện
Bông thuỷ tinh, tấm cách nhiệt cũ khi tháo dỡ mái tôn được hạ tiếp đất, tập kết theo vị trí chỉ định của Chủ Đầu Tư và được che phủ bạt.
Công tác vệ sinh cuối buổi, cuối ngày làm việc.
Bước 5: Bàn giao hoàn thiện
Hoàn thiện công tác thi công, vệ sinh và bàn giao
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá thi công mái tôn nhà xưởng
Giá thi công mái tôn và sửa chữa mái tôn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng:
- Diện tích càng lớn, chi phí càng cao.
- Chất liệu mái tôn cũng ảnh hưởng đến giá cả. Ví dụ, mái tôn mạ kẽm sẽ có giá khác biệt so với mái tôn mạ màu.
- Mái có độ nghiêng cao hoặc không đều cũng tăng độ phức tạp của công việc và do đó làm tăng giá thành.
- Nếu mái cần phải được sửa chữa do hư hại nặng, giá sửa chữa có thể cao hơn so với việc bảo dưỡng định kỳ.
- Việc loại bỏ và thay thế lớp phủ bề mặt mái cũng có thể ảnh hưởng đến giá thành.
- Chi phí vận chuyển vật liệu và thiết bị đến công trình có thể tăng giá cả.
- Nếu công trình khó tiếp cận, cần thiết bị đặc biệt, chi phí sẽ tăng.
- Giá nhân công có thể thay đổi theo vùng địa lý và tình trạng thị trường lao động xây dựng.
- Nếu dự án cần hoàn thành nhanh chóng, có thể yêu cầu làm việc ngoài giờ, điều này có thể tăng chi phí.
4. Top 6 loại mái tôn nhà xưởng được sử dụng phổ biến ngày nay
Trên thị trường hiện nay không quá khó để bạn có thể tìm mua các tấm mái tôn lợp, chúng đa dạng và được chia thành các loại chính như dưới đây:
#1 Tôn cán sóng
Tôn cán sóng chính là những tấm thép được cán mỏng và trải qua quá trình mạ kẽm hoặc mạ nhôm kẽm, sau đó được cán sóng (dập sóng) vuông hoặc tròn mang tính thẩm mỹ cao.
Hiện nay. tôn cán sóng thường được chia thành 3 loại chính:
1.1 Tôn sóng vuông 5 sóng
- Chiều rộng khổ tôn: 1070mm
- Khoảng cách giữa các bước sóng:250mm
- Chiều cao sóng tôn: 32mm
1.2 Tôn sóng vuông 7 sóng
- Chiều rộng khổ tôn: 1000mm
- Khoảng cách giữa các bước sóng: 166mm
- Chiều cao sóng tôn: 25mm
1.3 Tôn sóng vuông 9 sóng
- Chiều rộng khổ tôn: 1000mm
- Khoảng cách giữa các bước sóng: 125mm
- Chiều cao sóng tôn: 21mm
#2 Tôn sáng
Tôn sáng hay tôn nhựa lấy sáng là một trong những tấm lợp mang lại hiệu quả trong việc lấy sáng cho không gian lắp đặt. Nó được làm bằng nhựa trong và có nhiều tạo hình.
Có 2 loại phổ biến là nhựa Composite và nhựa Polycarbonate.
#3 Tôn Cliplock
Tôn Cliplock là sản phẩm dùng cho nhà xưởng có khổ độ lớn với đặc điểm là không dùng vít. Vì tôn không sử dụng vít lợp bắt trực tiếp vào tôn nên hạn chế được tối đa nước dột tại vị trí bắt vít.
Cliplock chống dột tốt nhất hiện nay. Loại tôn này được chế tạo từ thép nền cường độ cao cho phép thiết kế khoảng cách xà gồ lớn tiết kiệm chi phí xà gồ, lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng và có độ bền tốt.
# 4 Tôn Seamlock
Seamlock là loại tôn mới không có lỗ thủng trên tấm tôn và khắc phục được nhược điểm biến dạng kết cấu đỡ như tôn ngàm sập. Loại tôn này có thể phù hợp với những công trình nhà máy khẩu độ lớn (trên 100m).
5. Cấu tạo của mái tôn nhà xưởng
Hệ thống khung mái
Đây là cấu trúc chính của mái tôn trong xưởng. Khung mái thường được làm từ thép hình, thép ống hoặc thép hộp để tạo nên hệ thống chịu lực và hỗ trợ cho mái tôn. Khung mái được thiết kế để chịu được tải trọng từ trọng lượng mái tôn, nước mưa, gió và các tải trọng khác.
Hệ thống kèo, tấm mái tôn
Tấm mái tôn trong xưởng thường được làm từ tôn thép hoặc nhôm. Tấm mái có hình dạng sóng sóng hoặc lá vảy, tùy thuộc vào yêu cầu của xưởng. Các tấm mái được gắn kết chặt chẽ vào khung mái bằng cách sử dụng vít hoặc keo silicone dán chuyên dụng.
Hệ thống ốc, vít
Để đảm bảo tính ổn định và cố định của mái tôn, cần có hệ thống gắn kết phù hợp. Hệ thống này bao gồm việc sử dụng các thanh giằng, kẹp, vít và bulong để kết nối và gắn chắc tấm mái với khung mái và các cấu trúc hỗ trợ khác.
Hệ thống thoát nước, seno máng xối
Mái tôn trong xưởng cần có hệ thống thoát nước hiệu quả để đảm bảo không có nước mưa xâm nhập vào bên trong xưởng. Hệ thống thoát nước bao gồm các ống thoát nước, rãnh nước và các phụ kiện khác để đảm bảo nước mưa được dẫn đi một cách an toàn và hiệu quả.
Ngoài ram mái tôn trong xưởng còn có thể có các phụ kiện khác như lớp cách nhiệt hoặc cách âm để cải thiện khả năng cách nhiệt và giảm tiếng ồn. Ngoài ra, còn có thể có lưới chống côn trùng, hệ thống chiếu sáng và các phụ kiện khác tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng nhà xưởng.
6. Nên chọn Rexam làm đơn vị thi công mái tôn nhà xưởng tại sao?
Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công nhà xưởng ở nhiều hạng mục công trình.
Rexam có đội ngũ thi công được tập huấn, đào tạo chuyên môn từ các đơn vị chuyên sản xuất mái tôn lớn, nắm rõ quy trình và tay nghề kỹ thuật cao.
Đội thi công mái tôn nhà xưởng thực hiện nhiều dự án ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Đảm bảo giá thành thi công kinh tế nhất thị trường.
Bảo hành cho tất cả các công trình của Rexam.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH REXAM
Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0987 575 043.
Email: rexam.co@gmail.com.
Trang web: https://rexam.co/