Bạn đang có nhu cầu sơn sàn nhà xưởng, gara, tầng hầm, kho lạnh,… nhưng lo lắng về chất lượng và giá cả của các loại sơn trên thị trường? Bạn muốn tìm một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm cho sàn bê tông của bạn? Bạn đã nghe nói về sơn tự san phẳng nhưng chưa biết rõ về nó?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về đặc tính, tính năng và lợi ích của sơn tự san phẳng so với các loại sơn khác. Chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn về các bước thi công và yêu cầu kỹ thuật của sơn tự san phẳng. Cuối cùng, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn báo giá và chất lượng của các loại sơn tự san phẳng trên thị trường. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tổng quan về sơn epoxy tự san phẳng

Sơn Epoxy tự san phẳng là gì?

Sơn Epoxy tự san phẳng sau khi được pha trộn – Công ty Rexam
Sơn Epoxy tự san phẳng sau khi được pha trộn – Công ty Rexam

Sơn Epoxy tự san phẳng (được gọi theo phương thức thi công) đây là loại sơn epoxy 2 thành phần: sơn và chất đóng răn, không sử dụng dung môi pha loãng, có khả năng bay hơi dễ dàng. Có tính thẩm mỹ cao cùng khả năng chịu lực và kháng mài mòn, hóa chất cao.

Sơn epoxy tự san phẳng có thể được gọi bằng nhiều cách khác nhau, như: sơn tự phẳng, sơn epoxy tự cân bằng, sơn epoxy lining, sơn epoxy self leveling…

Sơn Epoxy tự san phẳng hoạt động theo nguyên lý tự cân bằng bề mặt, sơn sau khi được đổ ra nền với một lượng phù hợp, chúng sẽ tự dàn đều (sử dụng rulo gai để giúp quá trình diễn ra nhanh hơn), giúp che lấp những khuyết điểm như lỗ hổng, nứt nẻ, lồi lõm trên nền bê tông tạo nên mặt sàn liền mạch, phẳng, đều, đẹp, có độ sáng bóng cao.

Sơn epoxy tự san phẳng có thể tự dàn đều che lấp một cách dễ dàng trạng thái bề mặt của nền sàn bê tông. Đồng thời hình thành nên một lớp đóng rắn chất lượng dày khoảng 1 đến 3mm vừa chịu lực vừa bền đẹp. Do đó bề mặt công trình bằng phẳng tuyệt đối và mang tính thẩm mỹ cực cao.

Bề mặt sàn phẳng, cứng sau khi thi công sơn Epoxy tự san phẳng
Bề mặt sàn phẳng, cứng sau khi thi công sơn Epoxy tự san phẳng

Các loại sơn tự san phẳng thông dụng hiện nay

Trên thị trường hiện nay, có hai loại sơn tự san phẳng thường được sử dụng nhất là:

Sơn epoxy tự san phẳng: là loại sơn có thành phần chính là nhựa epoxy và chất đóng rắn. Sơn epoxy tự san phẳng có độ bám dính cao, khả năng chịu mài mòn tốt, chống thấm nước và hóa chất. Sơn epoxy tự san phẳng thường được sử dụng cho các sàn nhà xưởng, gara, tầng hầm, sàn thể thao,…

Sơn pu tự san phẳng: là loại sơn có thành phần chính là nhựa polyurethane và chất đóng rắn. Sơn pu tự san phẳng có độ bền cơ học cao, khả năng chịu nhiệt độ và sốc nhiệt tốt, chống nấm mốc và vi khuẩn. Sơn pu tự san phẳng thường được sử dụng cho các sàn nhà máy thủy sản, chế biến thịt, cá, gia cầm, ngành thực phẩm, dược phẩm, y tế,…

Ưu điểm và nhược điểm của sơn tự san phẳng

Là dòng sơn hai thành phần nên sơn tự san phẳng cũng có những ưu điểm khác so với những dòng sơn thường. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý. Dưới đây là thông tin chi tiết về ưu nhược điểm của sơn tự san phẳng.

Sơn Epoxy tự san phẳng thường được sử dụng trong các nhà máy, xưởng sản xuất
Sơn Epoxy tự san phẳng thường được sử dụng trong các nhà máy, xưởng sản xuất

Ưu điểm của sơn tự san phẳng

Mặt sàn cứng, chống mài mòn cực tốt: Lớp sơn này có độ cứng cao, chịu được va đập và ma sát của các vật nặng hay xe cộ di chuyển trên sàn.

Chịu tải nặng và chống va đập: Sơn tự san phẳng có độ dày từ 1 đến 3mm, giúp tăng cường khả năng chịu lực của sàn bê tông. Sơn tự san phẳng có thể chịu được tải trọng lớn từ các máy móc, thiết bị hay hàng hóa trên sàn. Ngoài ra, sơn tự san phẳng cũng có khả năng chống va đập khi có vật rơi xuống hoặc va vào sàn.

Chịu được ăn mòn của axit, hóa chất mạnh và dung môi: Sơn tự san phẳng có tính kháng hóa chất cao, không bị ảnh hưởng bởi các axit, bazơ, muối hay dung môi hữu cơ.

Chống sốc nhiệt cực tốt: Sơn tự san phẳng có khả năng chịu được điều kiện sốc nhiệt khắc nghiệt từ -40°C đến 150°C.

Chống nấm mốc và vi khuẩn: Sơn tự san phẳng có tính kháng khuẩn cao, không cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển trên bề mặt sàn (đạt chuẩn GMP phòng sạch).

Sản phẩm hoàn thiện không mùi, không gây độc và không ảnh hưởng đến sản xuất.

Chống trơn trượt, dễ dàng vệ sinh: Có thể dễ dàng vệ sinh sàn bằng nước nóng hoặc hơi nước nóng mà không lo bị bong tróc hay ố vàng.

Nhược điểm của sơn tự san phẳng

Giá thành cao hơn so với các loại sơn khác: Sơn tự san phẳng là loại sơn cao cấp, có chất lượng và tính năng vượt trội so với các loại sơn khác. Do đó, giá thành của sơn tự san phẳng cũng cao hơn so với các loại sơn khác.

Yêu cầu kỹ thuật cao trong quá trình thi công: Sơn tự san phẳng là loại sơn hai thành phần, cần được pha trộn theo tỷ lệ chính xác. Nếu không tuân thủ đúng quy trình thi công, bạn có thể gặp phải các vấn đề như sơn không đồng nhất, không bóng mịn, không chịu lực tốt,…

Khó sửa chữa khi bị hư hỏng: Sơn tự san phẳng có độ bền cao, nhưng cũng không tránh khỏi những tác động bên ngoài có thể gây hư hỏng cho lớp sơn. Khi bị hư hỏng, bạn khó có thể sửa chữa hay thay thế một phần của lớp sơn mà phải thi công lại toàn bộ. Điều này có thể tốn kém thời gian và chi phí cho bạn.

Quy trình thi công sơn epoxy tự san phẳng đơn giản

Để thi công sơn tự san phẳng một cách hiệu quả và chất lượng, bạn cần tuân thủ đúng quy trình thi công và yêu cầu kỹ thuật của sơn tự san phẳng. Dưới đây là quy trình thi công sơn tự san phẳng mà chúng tôi áp dụng cho các công trình của mình:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

Để việc thi công không bị gián đoạn, chúng ta cần chuẩn bị mặt bằng gọn gàng trước khi thi công, tiến hành phủ bạt, che chắn đối với các khu vực có máy móc hoặc đang còn làm việc.

Làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, vết bẩn khác: Đây là bước quan trọng để tăng độ bám dính của sơn và nền bê tông.

Bạn cần sử dụng máy hút bụi, máy rửa áp lực hoặc các hóa chất tẩy rửa để làm sạch nền bê tông. Bạn cũng cần loại bỏ các vật cản như đinh, ốc vít, gỗ, sắt,… trên nền bê tông.

Bước 2: Xử lý bề mặt sàn cần thi công

Cần mài nền, xử lý bụi bặm để tăng khả năng kết dính của sơn Epoxy
Cần mài nền, xử lý bụi bặm để tăng khả năng kết dính của sơn Epoxy

Sử dụng máy mài sàn chuyên dụng để loại bỏ các dị vật, các điểm gồ ghề có trên mặt sàn nhằm tạo độ phẳng cho sàn và tạo chân bám cho lớp sơn với mặt sàn được chắc chắn hơn.

Xử lý các vết nứt, lỗ hổng, lồi lõm trên nền bê tông: Đây là bước cần thiết để đảm bảo nền bê tông phẳng và không có khuyết điểm.

Bạn cần sử dụng các vật liệu như xi măng, keo epoxy, putty,… để xử lý các vết nứt, lỗ hổng, lồi lõm trên nền bê tông. Bạn cần đợi cho các vật liệu này khô hoàn toàn trước khi thi công sơn tự san phẳng.

Mài nền bê tông để tăng độ bám dính của sơn: Đây là bước giúp tạo ra một bề mặt nhám cho nền bê tông, giúp sơn dễ dàng bám dính và không bị bong tróc.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót epoxy

Sơn lót giúp bề mặt sàn và lớp sơn phủ epoxy dính chắc lại với nhau
Sơn lót giúp bề mặt sàn và lớp sơn phủ epoxy dính chắc lại với nhau

Lớp sơn lót epoxy này không thể thiếu trong quá trình thi công sơn epoxy tự san phẳng, bởi vì nó giúp tăng cường khả năng kết dính giữa lớp sơn epoxy và mặt sàn. Ngoài ra lớp sơn lót này còn có khả ngăn ngừa hóa chất, nước thẩm thấu xuống sàn bê tông.

Pha trộn sơn lót epoxy theo tỷ lệ nhà sản xuất giúp kích hoạt phản ứng hóa học của sơn lót epoxy, giúp sơn có độ dẻo và độ chảy tốt. Bạn cần pha trộn sơn lót epoxy theo tỷ lệ nhà sản xuất, thường là 1 phần nhựa epoxy và 1 phần chất đóng rắn.

Thi công sơn lót epoxy bằng rulo chuyên dụng giúp tạo ra một lớp sơn lót epoxy đồng nhất và liên kết chặt chẽ lớp sơn tự phẳng với nền bê tông.

Đợi sơn lót khô hoàn toàn trước khi thi công sơn tự san phẳng: Đây là bước giúp đảm bảo sơn lót epoxy được đóng rắn hoàn toàn và không gây ảnh hưởng đến sơn tự san phẳng.

Bạn cần đợi sơn lót khô hoàn toàn trước khi thi công sơn tự san phẳng, thường là từ 2 đến 4 tiếng tùy theo điều kiện thời tiết và nhiệt độ.

Trước khi dùng sơn lót, sơn lót trong thùng nên được khuấy đều 02 thành phần riêng lẻ sau đó cho 2 thành phần vào thùng chứa và tiếp tục trộn đều khoảng 5 – 10 phút bằng máy khuấy sơn theo đúng tỉ lệ từ NSX. Thi công sơn lót bằng Rulo, có thể sơn 2-3 lần tùy theo điều kiện mặt sàn.

Bước 4: Thi công lớp sơn epoxy tự phẳng thứ nhất

Trộn đều sơn bằng máy trước khi thi công sơn epoxy tự san phẳng
Trộn đều sơn bằng máy trước khi thi công sơn epoxy tự san phẳng

Thi công lớp sơn phủ lên trên lớp sơn lót đã thi công sau khi chờ lớp sơn lót khô (khoảng 6h tùy điều kiện thời tiết).

Trước khi sơn cũng phải được trộn đều 2 thành phần với nhau bằng máy trộn sơn tỷ lệ thành phần A và B là 3:1.

Trải đều sơn trên bề mặt sàn bằng bàn cào răng cưa, sau đó sử dụng lăn rulo lăn đều tạo độ bóng. Sau khi sơn đóng rắn kiểm tra xử lý các vị trí sơn hỏng (phồng rộp, lỗ khí, bong tróc).

Thời gian chờ bảo dưỡng trước khi sơn lớp tiếp theo là 24h

Bước 5: Thi công lớp sơn epoxy tự phẳng hoàn thiện

Thi công lớp sơn hoàn thiện lên lớp sơn phủ thứ nhất.

Trước khi sơn cũng phải được trộn đều 2 thành phần với nhau bằng máy khuấy sơn theo tỷ lệ từ NSX.

Trải đều sơn trên bề mặt sàn bằng bàn cào răng cưa, sau đó sử dụng lăn rulo gai lăn đều để phá bọt khí, tạo độ bóng. Sau khi sơn đóng rắn kiểm tra xử lý các vị trí sơn hỏng (phồng rộp, lỗ khí, bong tróc). Thời gian chờ bảo dưỡng sau 48h có thể đi lại, sau 72h xe cộ có thể đi lại.

Bảng báo giá thi công sơn sàn epoxy tự san phẳng

* Bảng báo giá thi công sơn tự san phẳng theo m² chi tiết như sau:

Báo giá sơn epoxy tự san phẳng trên nền bê tông mới:

Độ dàyĐơn giá
Độ dày 1mmTừ 200.000 VNĐ/m²
Độ dày 2mmTừ 350.000 VNĐ/m²
Độ dày 3mmTừ 450.000 VNĐ/m²
Độ dày 4mmLiên hệ

+ Độ dày 1mm có giá từ 200.000 VNĐ/m²

+ Độ dày 2mm có giá từ 350.000 VNĐ/m²

+ Độ dày 3mm có giá từ 450.000 VNĐ/m²

Báo giá sơn epoxy tự san phẳng trên nền bê tông cũ đã qua sử dụng

Độ dàyĐơn giá
Độ dày 1 – 1.5mmKhảo sát
Độ dày 2mmKhảo sát
Độ dày 3mmKhảo sát

+ Độ dày sơn tự phẳng 1 – 1.5mm: khảo sát hiện trạng bề mặt bê tông

+ Độ dày sơn tự phẳng 2mm: khảo sát hiện trạng bề mặt bê tông

+ Độ dày sơn tự phẳng 3mm: khảo sát hiện trạng bề mặt bê tông

Số điện thoại báo giá sơn epoxy tự san phẳng

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN BÁO GIÁ SƠN EPOXY TỰ SAN PHẲNG NHANH NHẤT

Chú ý:

  • Trên đây là bảng báo giá tham khảo cho diện tích sàn > 300m²
  • Bảng báo giá phụ thuộc vào địa hình, diện tích, hiện trạng mặt bằng
  • Để có bảng báo giá chính thức, vui lòng liên hệ Hotline 0987 575 043

Các yếu tố ảnh hưởng đến báo giá thi công sơn Epoxy tự san phẳng

Có 5 yếu tố cơ bản nhất, quyết định trực tiếp đến mức giá thi công sơn hiện nay.

Độ dày màng sơn

Nếu bạn đã từng dùng qua sơn tự phẳng thì cũng có thể biết, đây là loại sơn đổ sàn và có độ dày cao hơn rất nhiều so với nhiều dòng sơn khác.

Sơn tự san phẳng thường có độ dày 1 li; 2 li; 3 li tùy theo nhu cầu và mục đích của chủ đầu tư. Tương ứng với độ dày càng cao thì lượng sơn đổ càng nhiều chính vì thế mà làm tăng chi phí lên.

Chất lượng bề mặt thi công

Đây là yếu tố thứ 2 quyết định chất lượng và hiệu quả cũng như giá thành của công trình. Với các công trình thi công sơn Epoxy tự san phẳng trên bề mặt mới, hiệu quả thi công sẽ cao hơn và thời gian hoàn thiện bề mặt cũng nhanh chóng hơn.

Đối với bề mặt sàn đã qua sử dụng, cần phải xử lý bề mặt bằng máy mài sàn, máy hút bụi, xử lý các chất hóa học còn đọng lại trên mặt sàn (nếu có)… do đó thời gian thi công hoàn thiện bề mặt sẽ lâu hơn, giá thi công sẽ cao hơn so với sàn chưa qua sử dụng.

Xử lý bề mặt sàn bị thấm hóa chất, mỗi loại hóa chất sẽ có cách xử lý khác nhau

Xử lý bề mặt sàn bị thấm hóa chất, mỗi loại hóa chất sẽ có cách xử lý khác nhau

Diện tích thi công

Giá thi công sơn tự san phẳng có thể khác nhau tùy theo tổng diện tích cần thi công, ví dụ như diện tích lớn hay nhỏ, có nhiều góc cạnh hay không,… Với các công trình có diện tích rộng, giá thành thi công tính theo m² (mét vuông) sẽ có giá rẻ hơn so với các công trình có diện tích nhỏ.

Chủng loại, thương hiệu sơn

Đây là một trong những yếu tố được nhắc đến cuối cùng. Với chủng loại và thương hiệu sơn chất lượng sẽ có mức giá cao hơn. Đi cùng với đó là chất lượng và hiệu quả sử dụng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng yêu cầu chất lượng chủng loại sơn quá cao. Một số trường hợp chỉ cần lựa chọn các loại sơn đơn giản, bình thường. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và yếu tố kỹ thuật mà chọn loại sơn có chức năng phù hợp nhất.

Trên đây là quy trình thi công và báo giá sơn epoxy tự san phẳng chi tiết cụ thể nhất. Bạn đang có có nhu cầu sử dụng sơn Epoxy tự san phẳng cho công trình của mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh
Hotline: 0987 575 043
Email: rexam.co@gmail.com
Website: https://rexam.co

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *