Sơn tĩnh điện là gì? nguyên lý, ứng dụng và ưu nhược điểm

Có lẽ bạn cũng đã từng nghe qua cụm từ “sơn tĩnh điện” và tiếp xúc với chúng hằng ngày mà bạn không hề hay biết. Vì hiện nay, sơn tĩnh điện được sử dụng khá phổ biến và xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh ta, chúng ở trong các vật dụng hoặc các thiết bị hằng ngày. Vậy sơn tĩnh điện là gì? ứng dụng ở đâu? và có những ưu điểm gì? chúng khác gì so với các loại sơn thông thường hãy cùng tìm hiểu nhé!

Sơn tĩnh điện là gì? nguyên lý, ứng dụng, ưu điểm và cách phân loại
Hình 1: Sơn bột tĩnh điện được ứng dụng để sơn các máy móc, thiết bị điện tử,…

1. Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là dòng sơn bột được phủ lên trên bề mặt các vật liệu dẫn điện (sắt, thép,…) bằng cách sử dụng nguyên lý điện từ.

Trong quá trình thi công, bột sơn được tích điện âm (-), sau đó phun vào bề mặt kim loại tích điện dương (+), vì các điện cực trái dấu thì hút nhau, thế nên lớp sơn bột sẽ bám dính chắc vào bề mặt vật liệu. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được đặt vào lò nung để làm nóng, khiến bột sơn tan chảy và tạo thành một lớp màng phủ cứng, dày và bền.

Mua bột sơn tĩnh điện Hàn Quốc trực tiếp từ nhà máy tại đây: https://kccvietnam.com/son-bot-tinh-dien

1.1 Thành phần của sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện được tạo thành từ 4 loại nguyên liệu chính, như sau:

  • Nhựa: Đây là thành phần cơ bản, và là thành phần chính của sơn, có hai loại nhựa thường xuyên được sử dụng để tạo sơn bột là: epoxy và polyester.
  • Chất đóng rắn: Thành phần giúp các phần tử trong sơn liên kết lại với nhau sau khi tan chảy do nung nóng.
  • Chất làm đầy: Giúp điều chỉnh độ dày, độ bóng và các tính chất cơ học khác của lớp phủ.
  • Bột màu và một số chất phụ gia khác, tùy theo loại sơn bột.

Việc pha trộn giữa các thành phần này đòi hỏi tỷ lệ chính xác, để sơn có thể được thi công và đóng rắn theo đúng nguyên lý điện từ.

1.2 Cách phân loại sơn tĩnh điện

  • Sơn bột tĩnh điện Epoxy: Đây là loại bột sơn tĩnh điện được sử dụng đầu tiên và phổ biến hiện nay. Màng sơn có độ bền cao, độ cứng tốt, và khả năng chống ăn mòn và hóa chất vượt trội.
  • Sơn bột tĩnh điện Polyester: Loại sơn bột này có thể chịu được tia UV trong vòng 1-3 năm, màng sơn cứng, chịu tải trọng trung bình, phù hợp cho các ứng dụng trong nhà và một số ứng dụng ngoài trời.
  • Sơn bột tĩnh điện Polyester siêu bền: Bền màu và duy trì độ bóng tốt trong vòng 5-10 năm, có khả năng chống ẩm và chống ăn mòn tốt hơn sơn bột tĩnh điện polyester thông thường, thích hợp cho những môi trường có điều kiện khắc nghiệt.
sơn bột tĩnh điện
Hình 2: Có nhiều loại sơn bột tĩnh điện khác nhau
  • Sơn bột tĩnh điện Epoxy-Polyester: Dòng sơn bột hỗn hợp này kết hợp các ưu điểm của epoxy và polyester, do đó nó chống chịu thời tiết và nhiệt khá tốt, màng sơn mỏng, mịn, nhưng khả năng chống ăn mòn và hóa chất không bằng sơn bột epoxy.
  • Sơn bột Fluoropolymer: Độ bền và giữ màu tốt cho dù thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như nắng, mưa,.. nhưng khả năng chịu tải, chịu lực trung bình, nên thích hợp sử dụng cho các công trình dân dụng.
  • Sơn bột urethane: Lớp sơn hoàn thiện có độ bóng mịn, độ bền cao, sử dụng được cho cả trong nhà và ngoài trời. Dòng sản phẩm này thường được sử dụng cho các bộ phận máy móc nông nghiệp, xe hơi, và tay nắm cửa.
  • Sơn bột nhựa nhiệt dẻo: Giữ nguyên thành phần khi đông cứng và có thể nóng chảy lại khi được đun nóng.

2. Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

  • Lúc ban đầu, sơn bột tồn tại ở dạng trơ (không mang điện tích), nhưng sau đó nó được dẫn qua một cây súng phun đặc biệt, súng phun sẽ nạp điện tích âm (-) cho sơn.
  • Trong khi đó, vật bằng kim loại cần sơn sẽ được đặt nối đất, mang điện tích dương (+), các điện tích này tạo thành một điện trường, giúp lan truyền tương tác giữa các điện tích.
  • Các hạt bột sơn sau khi đã được nạp điện tích âm, sẽ được bắn ra, và di chuyển theo các đường của trường điện và bám vào bề mặt sản phẩm.
  • Sau khi bột sơn đã bám đều trên bề mặt sản phẩm, sản phẩm sẽ được đưa vào lò nung ở nhiệt độ từ 160°C đến 200°C trong khoảng 20 phút. Nhiệt độ trong lò sẽ làm bột sơn tan chảy, sau đó đông cứng lại tạo thành một lớp màng phủ dày, có độ bền cao, bám chắc trên bề mặt kim loại.
son bot tinh dien
Hình 3: Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

3. Ưu điểm của sơn tĩnh điện

  • Độ bền cao và chống trầy xước: Nhờ được thi công dựa trên sự liên kết giữa các icon, lớp sơn có độ bền cao, bền vững, màng sơn cứng, chống trầy xước và hạn chế phai màu, chịu được tác động của các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Tính thẩm mỹ cao: Sơn tĩnh điện giữ màu khá tốt, lớp sơn đều, không lộ mối, nâng cao giá trị thẩm mỹ của công trình.
  • Thân thiện với môi trường: Thi công bột sơn tĩnh điện không sử dụng dung môi hóa học, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
  • Tiết kiệm chi phí: Bột sơn tĩnh điện dư thừa trong quá trình thi công có khả năng được thu hồi lên đến 95%, và vẫn tái sử dụng được, giúp tiết kiệm chi phí.
  • Dễ bảo trì: Lớp sơn bột tĩnh điện có khả năng chống ăn mòn và trầy xước, do đó không cần phải thường xuyên bảo trì hay làm sạch. Thông thường chỉ cần vệ sinh vài lần mỗi năm để duy trì bề mặt sơn.
son bot tinh dien
Hình 4: Sơn bột tĩnh điện có nhiều ưu điểm

4. Nhược điểm của sơn tĩnh điện

  • Chi phí ban đầu cao: Quá trình thi công sơn tĩnh điện yêu cầu rất nhiều máy móc, thiết bị công nghệ cao, dẫn đến chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, nên khó thích hợp cho các dự án có quy mô nhỏ.
  • Đòi hỏi sự cẩn thận cao trong quá trình thi công: Màng sơn bột tĩnh điện không dễ dàng sửa chữa như sơn lỏng, nếu màng sơn có lỗi, đội ngũ thi công sẽ phải tiến hành sơn lại từ đầu.
  • Giới hạn bề mặt vật liệu: Sơn bột chỉ có thể áp dụng lên các vật liệu dẫn điện, đặc biệt không thể áp dụng cho các loại vật liệu không chịu được nhiệt.

5. Ứng dụng của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý tĩnh điện trong vật lý hiện đại. Nên nó phù hợp với các vật liệu kim loại và thường được sử dụng trong gia đình và các thiết bị máy móc công nghiệp.

Và đặc biệt, sơn tĩnh điện có ứng dụng cao trong ngành cửa nhôm kính. Do đặc tính bền màu, khó bị phai màu bởi thời tiết, và giữ được tính thẩm mỹ cho công trình. Hầu như các loại nhôm hiện có mặt trên thị trường nước ta, đều phù hợp với loại sơn bột này. Có thể kể đến các loại phổ biến như: nhôm 700, nhôm 1000, nhôm Việt Pháp, nhôm Eurowindow, Xingfa tem đỏ.

Sắt cũng có thể sử dụng phương pháp sơn này nhưng sắt lại có nhược điểm là dễ bị oxi hóa và ăn mòn trong môi trường tự nhiên, ngay cả khi nó một lớp sơn tốt đi nữa. Nên độ phổ biến của sơn tĩnh điện dành cho sắt không được thông dụng như nhôm. Chúng ta có thể kể đến các ứng dụng của sơn tĩnh điện như:

– Ứng dụng trong sơn kệ sắt thép mạ kẽm, hàng rào mạ kẽm, khung cửa sắt, cổng nhôm

– Ứng dụng trong công nghệ ô tô, xe máy như: khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt, bộ lọc và rất nhiều chi tiết khác.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong ngành công nghiệp ô tô

Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong ngành công nghiệp ô tô

– Ứng dụng trong các thiết bị gia dụng: mặt trước và mặt bên của tủ lạnh, vỏ máy giặt, vỏ cục nóng máy lạnh, thùng máy sấy, máy điều hòa không khí, máy nước nóng, kệ để chén đĩa, lò vi sóng, lò nướng, khung võng kim loại… và rất nhiều các vật dụng trong gia đình khác.

– Ứng dụng trong kiến trúc, trang trí nhà cửa: khung cửa sơn tĩnh điện, cửa ra vào, đồ nội thất, cột đèn, lan can, biển báo, trụ và hàng rào…

– Ứng dụng trong các sản phẩm hàng ngày: có vô số mục đích sử dụng hàng ngày đối với các sản phẩm sơn tĩnh điện như thiết bị chiếu sáng, ăng-ten và các bộ phận điện. Nông dân có máy kéo và thiết bị nông nghiệp được sơn tĩnh điện. Những người yêu thích thể dục sử dụng gậy chơi gôn, xe trượt tuyết, xe đạp và thiết bị tập thể dục, tất cả đều được sơn tĩnh điện. Nhân viên văn phòng sử dụng đồ nội thất bằng kim loại, tủ máy tính, bút chì và bút cơ khí, đinh ghim và các phụ kiện bàn khác được sơn tĩnh điện. Những mặt hàng này, và nhiều thứ khác, tất cả đều được hưởng lợi từ lớp sơn tĩnh điện hoàn thiện.

6. Quy trình thi công sơn tĩnh điện

Bước 1: Chuẩn bị/Xử lý bề mặt

  • Làm sạch bề mặt kim loại, loại bỏ bụi bẩn để đảm bảo lớp sơn bám tốt.
  • Xử lý các vết bẩn cứng đầu bám trên bề mặt bằng loại dung dịch tẩy rửa phù hợp.

Bước 2: Sấy khô

  • Làm khô sản phẩm sau khi làm sạch bằng quạt, phơi nắng hoặc lò sấy (120°C trong 10-15 phút).

Bước 3: Phun sơn

  • Chọn loại buồng phun (buồng đơn hoặc buồng đôi).
  • Xịt bụi sơn lên bề mặt sản phẩm, đảm bảo móc treo chắc chắn và các sản phẩm cách nhau một khoảng an toàn để sơn không bị trộn lẫn.
  • Phun sơn tĩnh điện bằng súng, chú ý khoảng cách và thứ tự phun (góc cạnh trước, mặt phẳng sau).

Bước 4: Sấy khô lần 2

  • Sấy khô sản phẩm đã phun sơn trong buồng sấy

Trong bài viết trên, chúng tôi đã cùng quý khán giả tìm hiểu về loại sơn bột tĩnh điện, nguyên lý hoạt động, cũng như ưu, nhược điểm của nó.

Hy vọng thông qua đó, quý vị đã có thêm thông tin về dòng sản phẩm này. Nếu quý khách cần được tư vấn chuyên sâu về giải pháp sơn bột cho vấn đề của quý khách, hãy liên hệ ngay với REXAM thông qua website: rexam.co hoặc số hotline: 0987 575 043, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH REXAM tự hào là đơn vị thương mại sơn bột, sơn 2 thành phần, sơn công nghiệp, sơn PU, sơn epoxy cho sàn,…. có nhiều năm kinh nghiệm, do đó hãy để chúng tôi được đồng hành cùng bạn trong hành trình tìm ra giải pháp sơn đáp ứng được nhu cầu của mình.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH REXAM

Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0987 575 043.

Email: rexam.co@gmail.com.

Website: https://rexam.co/