Sơn Epoxy là gì? Các loại sơn epoxy thông dụng hiện nay

Hiện nay dòng sơn Epoxy đang rất ưa chuộng trên thị trường vật liệu xây dựng. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp như sơn sàn, tường, tầng hầm, sắt thép….Bởi do đặc tính bám dính tuyệt vời, cùng khả năng chống lại các tác động từ môi trường rất tốt của nó.

Nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ về Sơn Epoxy là gì hay chưa. Và trên thị trường hiện nay có mấy loại sơn Epoxy? Ưu điểm và nhược điểm của sơn Epoxy là gì? Rexam mong những chia sẻ dưới đây của mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại sơn Epoxy này.

Sơn Epoxy là gì?

Sơn epoxy là loại sơn hai thành phần, gồm: phần sơn epoxy (phần A) và phần chất đóng rắn (phần B). Khi trộn với nhau, chúng phản ứng hóa học để tạo thành lớp phủ bền, cứng và chống hóa chất.

Sơn epoxy là dòng sơn công nghiệp, có thể là lớp sơn lót, hoặc sơn phủ, thường được sử dụng trong các môi trường có sự va đập, ma sát cao, để giúp bề mặt tăng tính bền, cũng như bổ sung thêm một số tính năng như: chịu nhiệt, kháng hóa chất, chống tĩnh điện,…

1 bộ Sơn Epoxy gồm có 2 thùng Thùng A (Sơn) + Thùng B (Chất đóng rắn)
1 bộ Sơn Epoxy gồm có 2 thùng Thùng A (Sơn) + Thùng B (Chất đóng rắn)

Thành phần của sơn epoxy

Tuy nhiên, các phân tử trong sơn Epoxy lại không thể tự gắn kết với nhau. Nên để gắn kết các phân tử lại với nhau người ta phải trộn 2 phần A, B lại với nhau.

Thành phần A: chủ yếu là nhựa Epoxy, chất tạo màng, bột tạo màu, dung môi và một số chất phụ gia khác,…

Thành phần B: chứa chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử Epoxy lại với nhau.

thanh phan trong son epoxy
Có nhiều nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần trong sơn epoxy

Đặc tính của sơn epoxy

Ưu điểm của sơn epoxy:

  • Độ bền cao: Màng sơn epoxy bám chắc vào bề mặt, dai và cứng, nên có độ bền rất cao.
  • Chống thấm nước: Sơn epoxy tạo lớp màng liên kết chặt chẽ, ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước
  • Dễ bảo trì: Chống bám bẩn, kháng khuẩn, dễ làm sạch bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ.
  • Tính thẩm mỹ: Sơn epoxy có đa dạng sự lựa chọn về màu sắc, lớp sơn có độ bóng nhất định, nên sẽ tạo ra một bề mặt đẹp, thu hút.
  • Đa dụng: Có thể ứng dụng cho nhiều môi trường (công nghiệp, dân dụng, hàng hải,…) và trên bề mặt khác nhau (gỗ, xi măng, sắt thép..).
  • Các đặc tính chuyên dụng: Sơn epoxy có thể được bổ sung thành phần để có các đặc tính chuyên dụng như là: chịu nhiệt, kháng hóa chất, chống rỉ,…. phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong ngành công nghiệp
Sơn epoxy có nhiều ưu điểm và đa dạng ứng dụng
Sơn epoxy có nhiều ưu điểm và đa dạng ứng dụng

Nhược điểm của sơn epoxy:

Không sử dụng được ngoài trời: Khi sử dụng ngoài trời sơn epoxy sẽ bị phấn hóa nếu không có lớp bảo vệ thích hợp.

Mùi khó chịu khi thi công: Sơn epoxy gốc dầu có mùi khó chịu trong quá trình thi công, tuy nhiên mùi này sẽ bay đi khi sơn khô hoàn toàn.

Yêu cầu kỹ thuật thi công tốt: Sơn epoxy sẽ dễ bong tróc nếu không được thi công đúng cách, do đó chúng tôi khuyến nghị bạn nên tìm hiểu kỹ về quy trình thi công, hoặc thuê đội thi công chuyên nghiệp để thi công sơn epoxy

Phân loại sơn epoxy

Phân loại theo gốc dung môi

Sơn epoxy sử dụng dung môi gốc nướcSơn epoxy sử dụng dung môi gốc dầuSơn epoxy không có dung môi
Tên gọiSơn epoxy gốc nướcSơn epoxy gốc dầuSơn epoxy hệ tự phẳng
Độ dày màng sơn≤50μm≤50μm2-3 mm
Giá thành (tính theo bộ)Gốc nước > tự phẳng > gốc dầu
Thân thiện với môi trường
  • Không có mùi
  • Hàm lượng VOC thấp
  • Thân thiện với môi trường
  • Có mùi khó chịu trong quá trình thi công
  • Có thể gây ra kích ứng đối với những người mẫn cảm
  • Tuy nhiên mùi này sẽ bay đi khi lớp sơn hoàn toàn đóng rắn.
  • Ít mùi khó chịu
  • Tuy nhiên mùi này sẽ bay đi khi lớp sơn hoàn toàn đóng rắn
Khả năng chịu tải, chịu lực, chịu va đậpBình thườngBình thườngTốt
Độ bóngBóng mờBóng caoBóng nhất
Độ hoàn thiện bề mặtPhụ thuộc vào bề mặt vật liệuPhụ thuộc vào bề mặt vật liệuBề mặt hoàn thiện đẹp, bằng phẳng, che phủ khuyết điểm bề mặt vật liệu tốt.

Phân loại theo công dụng

Tên gọiCông dụngỨng dụng tiêu biểu
Sơn epoxy chống tĩnh điệnSơn epoxy chống tĩnh điện có tác dụng duy trì sự cân bằng điện tích, hạn chế tối đa nguy cơ tĩnh điện hoặc phóng điện.
  • Nhà máy sản xuất chip điện tử, vi mạch,…
  • Phòng phẫu thuật
Sơn epoxy kháng hóa chấtSơn epoxy kháng hóa chất có thể dùng để bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi sự ăn mòn của một số loại acid, kiềm, muối,… tăng tuổi thọ cho bề mặt.
  • Bể chứa nước thải
  • Khoang tàu
  • Sàn nhà xưởng chế tạo dầu gội, nước mắm,…
Sơn epoxy chống rỉSơn epoxy chống rỉ thường được dùng như lớp lót trên kết cấu thép, hạn chế tình trạng oxy hóa, rỉ sét của các kết cấu sắt thép dưới tác động của môi trường
  • Cầu cảng
  • Kết cấu thép nhà ở, nhà xưởng
  • Khung xe hơi
  • Thùng container
Sơn sàn epoxySơn sàn epoxy giúp bảo vệ bề mặt sàn khỏi tình trạng hư hại, mòn,.. do lưu lượng di chuyển lớn của xe cộ, máy móc, con người, đồng thời giúp tăng khả năng chịu tải của sàn nhà.
  • Sàn nhà xưởng
  • Hầm xe
  • Bệnh viện
  • Trung tâm mua sắm
  • Phòng triển lãm

Sơn Epoxy gốc dầu

Sơn Epoxy gốc dầu  là loại sơn 2 thành phần là sản phẩm sơ khai của dòng sơn Epoxy, nó được ra mắt đầu tiên trên thị trường sơn Epoxy tại Việt Nam.

Sơn Epoxy phủ gốc dầu được sử dụng nhiều cho nhà xưởng, nhà máy, các xưởng sản xuất…. Ưu điểm là tạo tính thẩm mỹ cao nhờ độ bóng. Đồng thời giúp chống bụi và tạo không gian sàn bằng phẳng.

Tuy nhiên, do sơn Epoxy gốc dầu sử dụng dung môi dầu nên sẽ có mùi hôi trong quá trình thi công nên cần trang bị bảo hộ đầy đủ (Nhà sản xuất khuyến nghị nên đưa vào sử dụng sau 7 ngày, kể từ khi thi công xong để bề mặt sơn đóng rắn hoàn toàn và mùi sơn bay hết.)

Hiện nay, sơn phủ Epoxy gốc dầu được sử dụng nhiều cho các không gian nền nhà xưởng, các hộ dân cư, gara ô tô, hầm để xe…

Sơn Epoxy gốc dầu thường được sử dụng trên nền nhà xưởng

Sơn Epoxy gốc dầu thường được sử dụng trên nền nhà xưởng

Sơn Epoxy gốc nước

Sơn Epoxy gốc nước là thế hệ tiếp nối của dòng sơn Epoxy gốc dầu. Nó đã được cải tiến nhiều tính năng vượt trội hơn nhằm khắc phục các nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu.

Ưu điểm vượt trội của loại sơn này là khả năng sử dụng phù hợp với môi trường  có độ ẩm cao. Đồng thời, có khả năng chống axit ăn mòn nồng cấp độ nhẹ và khả năng chống cháy, chống vi khuẩn tốt hơn hệ dầu. Ngoài ra, sử dụng loại sơn này cũng ít xảy ra sự cố hơn so với sơn gốc dầu nên giúp đơn vị thi công hạn chế các rủi ro khi sơn.

Loại sơn này được sử dụng cho những môi trường có yêu cầu cao về độ sạch như nơi sản xuất thực phẩm, đồ uống, bệnh viện… Do sử dụng dung môi là nước nên thân thiện với môi trường và hoàn toàn không phát sinh mùi trong quá trình thi công hay sử dụng.

Sơn Epoxy gốc nước thường được sử dụng trong các môi trường sạch

Sơn Epoxy gốc nước thường được sử dụng trong các môi trường sạch

Sơn Epoxy không dung môi (sơn tự san phẳng)

Sơn Epoxy không dung môi hay còn gọi với tên khác là sơn Epoxy tự phẳng hay tự san phẳng. Loại sơn này được tạo ra với nguyên lý tự cân bằng dòng. Và hoàn toàn không cần sự hỗ trợ của dung môi bay hơi.

Ưu điểm đặc trưng của sơn Epoxy không dung môi là độ dày lớn, khoảng 3mm, cao gấp 30 lần so sơn Epoxy gốc nước và gốc dầu. Ngoài ra, nó còn có lợi thế ở tính năng tự tạo độ phẳng, chịu được độ ăn mòn axit, kháng khuẩn, chống thấm nước, thấm dầu cao…

Trong số các dòng sơn Epoxy thì sơn Epoxy tự phẳng được đánh giá tốt nhất cả về thẩm mỹ lẫn hiệu năng sử dụng

Trong số các dòng sơn Epoxy thì sơn Epoxy tự phẳng được đánh giá tốt nhất cả về thẩm mỹ lẫn hiệu năng sử dụng

Sơn Epoxy chống tĩnh điện

Đây là loại sơn có khả năng chống tĩnh điện cao, tạo độ an toàn và phòng chống gây cháy nổ do chập điện, Nên loại sơn này thường được sử dụng phổ biến cho các không gian nhà xưởng chuyên sản xuất các thiết bị, và linh kiện điện tử, máy móc, với dây điện và mạng lưới điện chằng chịt.

Sơn Epoxy chống tĩnh điện - Công ty Rexam

Sơn Epoxy chống tĩnh điện – Công ty Rexam

Sơn Epoxy kháng hóa chất

Loại sơn Epoxy này đóng vai trò như là một lớp Epoxy sửa chữa bề mặt hiệu quả. Với khả năng chống hóa chất tốt, tính vệ sinh cao, dễ lau chùi nên nó thường được lựa chọn để sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Bồn chứa hóa chất, khu hóa chất, bể xử lý nước thải hay những cơ sở sản xuất hóa chất các loại,… Là các nơi nên sử dụng sơn chống hóa chất.

Sơn epoxy chống trơn trượt

Sơn epoxy chống trơn trượt đáp ứng yêu cầu cho các khu vực thường xuyên qua lại hay tầng hầm gửi xe nhằm tăng độ ma sát, tạo tính an toàn cho người lao động làm việc trên bề mặt này.

Sơn epoxy kẻ vạch

Đây cũng là một hạng mục không thể thiếu trong thi công sơn sàn công nghiệp. Sơn epoxy kẻ vạch thường được dùng cho các khu vực cần tạo sự phân chia khu vực và hướng dẫn chỉ đường như tầng hầm để xe hay trong khu vực làm việc. Sơn kẻ vạch còn có cả loại phản quang.

Sơn Epoxy là gì? Các loại sơn epoxy thông dụng hiện nay

Sơn Epoxy thường được sử dụng trên các loại vật liệu nào?

Sơn Epoxy có đặc tính khô nhanh và tính chất bay hơi thấp. Sử dụng sơn Epoxy sẽ tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, và có độ cứng tuyệt hảo. Nhờ các chất phụ gia thêm vào nên lớp phủ Epoxy có độ bóng cao, và dễ dàng làm sạch bằng nước và các dụng cụ vệ sinh thông thường.

Với các chức năng và dòng sản phẩm đa dạng như vậy, sơn Epoxy thường được sử dụng ở đâu?

Sử dụng Sơn Epoxy cho sàn bê tông

Với khả năng bám dính tốt, sơn sàn Epoxy thường được sử dụng trên các sàn bê tông, ở hầm gửi xe, ga ra ô tô, trung tâm thương mại… Lớp sơn sẽ giúp sàn bê tông mịn hơn, chống nấm mốc và tránh được tình trạng trơn trượt.

Sử dụng Sơn Epoxy cho sắt thép

Dòng sơn này còn có thể được sử dụng với sắt thép, các sản phẩm làm từ sắt thép trong các nhà xưởng hoặc các khu vực có điều kiện đặc biệt. Dòng sơn này sẽ giúp kim loại bền hơn, chống ăn mòn, rỉ sét trong các điều kiện khắc nghiệt đặc thù.

bao gia thi cong son epoxy cho sat thep

Quy trình thi công sơn epoxy

Chuẩn bị bề mặt

Vệ sinh bề mặt loại bỏ dầu và mỡ bám trên bề mặt cần sơn.

Đảm bảo bề mặt nền bê tông đã đóng rắn ít nhất 28 ngày ở 20℃ / 68℉ và dưới 80% RH hoặc tương đương (đối với nền mới).

Mài tạo nhám bề mặt để tạo độ bám dính cho lớp sơn.

Che bạt tránh ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Lớp sơn lót

Tiến hành trộn 2 thành phần của sơn lót và pha thêm dung môi theo tỷ lệ khuyến nghị lại với nhau bằng máy khuấy sơn để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.

Sử dụng cọ hoặc con lăn để trải đều lớp sơn được dàn đều trên toàn bộ bề mặt sàn.

Đợi lớp lót khô từ 4 đến 12 giờ.

Sơn Epoxy là gì? Các loại sơn epoxy thông dụng hiện nay

Thi công lớp sơn phủ thứ nhất

Sau khi lớp lót khô bạn cũng sẽ tiến hành trộn sơn và sử dụng con lăn hoặc máy phun sơn để thi công lớp phủ thứ nhất.

Thi công lớp phủ hoàn thiện

Đợi lớp phủ 1 khô từ 12 đến 24 giờ, khô chạm tay bề mặt thì bạn sẽ thực hiện bước cuối cùng là thi công lớp sơn epoxy phủ hoàn thiện.

Ở bước này bạn cần thực hiện sơn tỉ mỉ để lớp sơn được đều màu và bền đẹp.

Sơn Epoxy là gì? Các loại sơn epoxy thông dụng hiện nay

Nghiệm thu và bàn giao công trình

Sau khi lớp sơn hoàn thiện đã đóng rắn hoàn toàn thì tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình, đưa vào hoạt động.

Qua các thông tin ở trên Rexam hy vọng bạn đã hiểu rõ được về sơn Epoxy, thành phần bên trong nó, những ưu điểm nhược của nó mang lại và ứng dụng của các loại sơn trên thị trường.

Hy vọng bạn có thể đưa ra lựa chọn dễ dàng cho sàn nhà xưởng, nhà kho, bệnh viện, sảnh tòa nhà, văn phòng công ty, showroom, tầng hầm… sắp tới của mình nhé.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH REXAM

Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0987 575 043.

Email: rexam.co@gmail.com.

Website: https://rexam.co/