Sơn epoxy 2 thành phần là dòng sơn cao cấp được sử dụng phổ biến hiện nay, ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực từ công nghiệp đến dân dụng. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp các thông tin bạn cần biết về loại sơn đặc biệt này, bao gồm: định nghĩa, ưu điểm, phân loại, phương pháp thi công. Sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu về sơn epoxy 2 thành phần
Sơn epoxy 2 thành phần là gì?
Sơn epoxy 2 thành phần là một dòng sơn cao cấp, được sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng và nhiều lĩnh vực công nghiệp khác. Loại sơn này bao gồm hai thành phần chính: phần sơn (thành phần A) và chất đóng rắn (thành phần B), được sản xuất và đóng gói theo tỷ lệ chính xác từ nhà sản xuất. Trước khi sử dụng, chúng ta cần trộn đều hai thành phần này lại với nhau.
Ưu điểm và nhược điểm của sơn epoxy 2 thành phần
Sơn epoxy 2 thành phần được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, do đó hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm, cũng như nhược điểm của nó để từ đó bạn có thể đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn.
Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao: Sơn epoxy 2 thành phần tạo ra bề mặt sàn liền mạch, mịn màng. Màu sắc đa dạng và bền màu giúp không gian trở nên tươi mới và hiện đại.
- Dễ thi công và bảo dưỡng: Sơn dễ thi công trực tiếp lên bề mặt bê tông, gỗ hoặc thép hiện có mà không cần thay thế toàn bộ. Chi phí bảo dưỡng thấp và ít phải sửa chữa, mang lại giá trị lâu dài.
- Ứng dụng rộng rãi: Sơn epoxy 2 thành phần được sử dụng phổ biến trong các nhà xưởng, nhà kho, tầng hầm và các công trình yêu cầu độ bền và thẩm mỹ cao. Điều này làm cho nó trở thành giải pháp linh hoạt và hiệu quả cho nhiều loại công trình.
- Màng sơn cứng và chịu tải trọng tốt: Sơn epoxy 2 thành phần khi khô tạo thành một lớp màng sơn cứng, có khả năng chống va đập và chịu tải trọng cao, hạn chế mài mòn do các tác động cơ học đến từ môi trường.
- Mỗi dòng sơn đi kèm với các công dụng đặc biệt: sơn epoxy có nhiều loại, và mỗi loại có những ưu điểm riêng biệt.
- Sơn epoxy tự san phẳng có thể tạo ra lớp màng sơn dày hơn nhiều lần, chịu tải tốt, kháng khuẩn và chống nấm mốc mang lại tác dụng bảo vệ tối đa cho nền nhà xưởng.
- Sơn chống tĩnh điện hạn chế tình trạng phát sinh tia lửa điện cho các khu vực sản xuất, gia công các mặt hàng dễ cháy nổ.
- Sơn epoxy kháng hóa chất có thể bảo vệ bề mặt sàn khỏi sự ăn mòn của một số loại hóa chất mạnh, giúp tăng tuổi thọ của sàn.
Nhược điểm:
- Mùi nồng: Sơn epoxy có mùi hóa chất khá mạnh trong quá trình thi công, đội ngũ thi công cần được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động phù hợp để đảm bảo an toàn cho người lao động. Mùi này sẽ bay đi khi lớp sơn hoàn toàn đóng rắn.
- Thời gian đóng rắn dài: Sơn epoxy 2 thành phần cần khoảng thời gian dài để đóng rắn, khoảng thời gian này sẽ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và độ ẩm, có thể thực hiện ép buộc đóng rắn bằng các biện pháp nghiệp vụ trong các trường hợp cần thiết.
- Đòi hỏi kỹ thuật thi công cao: Sơn epoxy 2 thành phần cần được thi công bởi đội ngũ chuyên nghiệp, bởi vì nó đòi hỏi gắt gao về quá trình xử lý bề mặt và thi công.
Ứng dụng của sơn epoxy 2 thành phần
- Sơn bề mặt sàn: Phổ biến trong các khu công nghiệp và thương mại như nhà máy, kho bãi, bệnh viện, siêu thị, showroom và tầng hầm. Sơn epoxy cung cấp một lớp sàn bền, chống hóa chất và dễ vệ sinh.
- Sơn tàu thuyền: Sơn epoxy giúp hạn chế tình trạng ăn mòn từ nước biển.
- Sơn kết cấu thép: Sơn epoxy thường xuyên được sử dụng cho kết cấu thép, giảm thiểu trường hợp kết cấu thép bị ăn mòn, gỉ sét, oxy hóa.
- Sơn linh kiện điện tử: Áp dụng cho các linh kiện điện tử, bộ phận máy tính và thiết bị công nghiệp nhờ khả năng chịu nhiệt và bảo vệ.
Phân loại sơn epoxy 2 thành phần
Phân loại theo phương pháp thi công
Sơn epoxy được chia thành hai loại, tương ứng với hai phương pháp thi công khác nhau: sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy hệ tự phẳng. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hai loại sơn này.
Sơn epoxy 2 thành phần hệ lăn | Sơn epoxy 2 thành phần hệ tự phẳng | |
Cách thức thi công | Có thể thi công bằng cọ, rulo hoặc máy phun. Đối với diện tích thi công lớn, thông thường sẽ khuyến khích dùng máy phun để tăng hiệu suất thi công. Cọ và rulo chỉ dùng để thi công các khu vực nhỏ, hoặc dùng để sửa chữa. | Đổ sơn ra sàn, sau đó dùng bàn cào để dàn đều lớp sơn. Sau đó, có thể dùng rulo gai để phá bọt khí, giúp lớp hoàn thiện đồng đều hơn. Đợi lớp đầu khô, đội ngũ thi công có thể thi công những lớp tiếp theo với độ dày tương tự. |
Bề mặt hoàn thiện | Vì sơn epoxy hệ lăn phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng bề mặt trước khi thi công Nếu mặt nền không được xử lý cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến bề mặt hoàn thiện. | Bề mặt hoàn thiện láng mịn, đẹp hơn so với sơn epoxy 2 thành phần hệ lăn. Sơn epoxy 2 thành phần tự san phẳng sẽ dễ dàng che lấp các khuyết điểm trên bề mặt sàn. |
Độ dày màng sơn | Thông thường, độ dày màng sơn dưới 100 μm trong mỗi lớp sơn thi công. Có thể thi công nhiều lớp cho đến khi đạt được độ dày mong muốn. | Độ dày lớp sơn khi hoàn thiện dao động trong khoảng 1 – 10 mm. |
Khả năng chịu tải | Chỉ thích hợp để chịu tải nhẹ, lưu trữ hàng hóa đơn giản. | Có khả năng chịu tải nặng. |
Chi phí | Đối với cùng một diện tích, chi phí thi công sơn epoxy tự phẳng sẽ cao hơn so với thi công sơn epoxy hệ lăn. |
Phân loại theo gốc dung môi
Nếu chia theo gốc của dung môi pha sơn, sơn epoxy cũng sẽ gồm hai loại: sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy gốc dầu
Sơn epoxy 2 thành phần gốc nước | Sơn epoxy 2 thành phần gốc dầu | |
Định nghĩa | Sơn epoxy gốc nước là loại sơn hai thành phần, sử dụng dung môi là nước. | Sơn epoxy gốc dầu là loại sơn hai thành phần, sử dụng dung môi có gốc dầu. |
Điều kiện môi trường thi công | Sơn epoxy gốc nước có thể được thi công trong môi trường có độ ẩm cao (nhưng không đọng nước). | Sơn epoxy gốc dầu chỉ có thể thi công trên bề mặt bê tông có độ ẩm dưới 5%. |
An toàn cho sức khỏe | Hàm lượng VOC thấp, do đó thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. | Trong quá trình thi công, sẽ có mùi khá nồng, mùi này sẽ hết khi lớp sơn hoàn toàn đóng rắn. Tuy nhiên, đội ngũ thi công cũng cần lưu ý mặc quần áo bảo hộ thích hợp để tránh trường hợp chóng mặt hoặc kích ứng da. |
Độ bóng | Bóng mờ. | Độ bóng cao. |
Giá thành | Giá thành sơn epoxy gốc nước cao hơn giá thành sơn epoxy gốc dầu |
Bảng giá sơn epoxy 2 thành phần mới nhất 2024
Tên sản phẩm | Quy cách | Báo giá |
ET5660 – Sơn Sàn Epoxy Hệ Lăn 3 Lớp | 16L (2 thùng) | Liên hệ: 0987 575 043 |
UT6581 – Sơn Phủ Polyurethane Ngoài Trời | 16L (2 thùng) | Liên hệ: 0987 575 043 |
Sơn Nippon Epoxy MIO | 5L, 20L | Liên hệ: 0987 575 043 |
Sơn Nippon EP4 Clear Sealer | 5L, 20L | Liên hệ: 0987 575 043 |
Sơn Nippon EA4 | 5L, 20L | Liên hệ: 0987 575 043 |
Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy 2 Thành Phần
Bước 1: Xử lý, vệ sinh bề mặt sàn
- Mài nhám bề mặt sàn để tạo độ bám dính tốt cho sơn.
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bằng máy hút bụi công nghiệp và dụng cụ chuyên dụng.
- Trám trét các khuyết điểm trên bề mặt sàn bằng bột bả để bề mặt sàn bằng phẳng và thẩm mỹ.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót epoxy
- Thi công lớp sơn lót để tạo liên kết chắc chắn giữa bề mặt và lớp sơn epoxy, bảo vệ bề mặt khỏi thẩm thấu nước và hóa chất.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ thứ nhất
- Khuấy đều từng phần của sơn epoxy, sau đó trộn theo tỷ lệ của nhà sản xuất.
- Thi công lớp sơn phủ đầu tiên bằng cách lăn hoặc đổ sơn, đợi khô hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
- Tiếp tục thi công các lớp sơn phủ epoxy để đạt độ dày mong muốn.
- Kiểm tra, rà soát và xử lý các khuyết điểm còn sót lại trên bề mặt sơn, đảm bảo đạt yêu cầu thẩm mỹ và kỹ thuật.
- Bàn giao công trình sau khi hoàn thiện.
Thông qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn đã có được đầy đủ thông tin về dòng sơn epoxy 2 thành phần với những tính năng vượt trội. Đồng thời, cũng lựa chọn được dòng sơn epoxy phù hợp với nhu cầu thi công của mình.
Nếu trong quá trình tìm hiểu thông tin, bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sơn epoxy 2 thành phần, xin đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi thông qua website rexam.co hoặc số hotine 0987 575 043. Chúng tôi hân hạnh được hợp tác với bạn.
Công ty TNHH REXAM là đại lý phân phối nhiều dòng sơn công nghiệp uy tín và chất lượng cao, tự hào là một trong ba đại lý chính thức của hãng sơn hàng đầu – KCC. Thế nên, nếu bạn có có nhu cầu về sơn epoxy 2 thành phần, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận được sự tư vấn nhiệt tình, đúng đắn, giá cả sản phẩm hợp lý!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH REXAM
Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0987 575 043.
Email: rexam.co@gmail.com.
Website: https://rexam.co/