Hiện nay, sơn chống cháy KCC đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nhà xưởng, công trình. Dù chỉ mới xuất hiện chưa lâu nhưng dòng sản phẩm này đã nhanh chóng trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy sơn chống cháy là gì? Ưu điểm và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Hãy cùng KCC Việt Nam tìm hiểu chi tiết về dòng sơn này qua bài viết dưới đây.
Sơn chống cháy là gì?
Hiện nay, sơn chống cháy được đánh giá là một loại vật liệu phòng cháy cực kỳ tiết kiệm nhưng không kém phần hiệu quả. Đây là loại sơn được cấu tạo từ hợp chất acrylic và vỏ trấu. Một số sơn có thể được cấu tạo từ epoxy và các loại phụ gia. Loại sơn này thích hợp để sơn phủ lên bề mặt các loại vật liệu giúp chống cháy đặc biệt như sắt thép…
Đúng như tên gọi, sơn chống cháy (sơn chậm cháy) sẽ giúp tạo ra một màng bảo vệ phía ngoài, giúp tránh những tác động gây ra bởi lừa và nhiệt độ cao. Từ đó kéo dài thời gian bị tác động và chờ đội cứu hỏa (PCCC) tới dập lửa, hạ nhiệt đám cháy kịp thời.
Hiện nay, hầu hết các dòng sơn chống cháy đều có khả năng cảm biến nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng cao, lớp sơn sẽ tạo ra một màng sơn dày, giúp ngăn chặn sự tiếp xúc của lửa với bề mặt sắp thép. Đồng thời, lớp sơn sẽ tạo ra một bề mặt với các khí không bắt lửa, không tạo ra các chất có hại, đảm bảo khung sắp thép của nhà có thể bền chắc, không chịu tác động của lửa trong nhiều giờ liên tục.
Nguyên lý hoạt động của sơn chống cháy
Sơn chống cháy có thành phần chính bao gồm các chất như axit polyphotphoric, tác nhân các bon hóa, chất tạo màng, tạo khí… Khi gặp hỏa hoạn, nhiệt độ tăng cao, các thành phần chính có trong sơn chống cháy sẽ phản ứng với nhau, tạo ra một lớp các bon (carbon) xốp, bền giúp bảo vệ khung sắt thép phía dưới. Cụ thể:
Khi nhiệt độ tăng lên đến 150 độ, các chất sẽ phản ứng để tạo ra axit polyphotphoric.
Khi nhiệt độ trên 300 độ C, các chất tạo ra khí không bắt lửa, có dạng bọt hình tổ ong, có khả năng cách nhiệt.
Nếu nhiệt độ tăng lên trên 500 độ C, các chất trong sơn chống cháy sẽ phản ứng và tạo thành một chất tương tự như gốm. Qua đó làm giảm nhiệt độ xung quanh, giúp bảo vệ kết cấu phía trong.
Khi nhiệt độ tăng cao, sơn chống cháy có thể bị chảy mềm. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra loại sơn chất lượng cao có thể chịu được mức nhiệt độ lên tới trên 1000 độ C. Các chất có trong sơn sẽ giả nở gấp khoảng 80 lần và tạo ra khí CO2 giúp ngăn chặn sự lan nhanh của lửa. Dưới tác dụng của nhiệt độ, màng sơn sẽ phồng và bảo vệ bề mặt khoảng 2 – 3h liên tục. Đây là khoảng thời gian phù hợp để chờ đợi đội cứu hỏa.
Tại sao nên sử dụng sơn chống cháy cho công trình kết cấu thép?
Hiện nay, sơn chống cháy được ưu tiên sử dụng và đặc biệt là trong các công trình có kết cấu bằng thép. Đây là điều dễ hiểu bởi hầu hết các công trình xây dựng hiện nay như nhà xưởng, bệnh viện, trường học… hay khu chung cư đều có kết cấu bằng sắt thép.
Sắt thép có khả năng chịu lực tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là có khả năng chịu nhiệt thấp. Vì thế khi xảy ra các vụ hỏa hoạn, bộ khung sắt thép thường dễ dàng bị tác động, mất đi kết cấu ban đầu và gây ra tình trạng sập, vỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài sản, thậm chí là tính mạng.
Đặc biệt là với các nhà xưởng, khu công nghiệp có nhiều máy móc, sắt thép… khi hỏa hoạn, nguy cơ sẽ là không thể lường trước. Vì thế, sử dụng sơn chống cháy là lựa chọn không thể bỏ qua. Sơn chống cháy sẽ giúp bảo vệ sắt thép, hạn chế tác động của lửa và kéo dài thời gian lên tới 2 – 3 tiếng, đủ để chờ lực lượng cứu hỏa.
Ưu điểm của sơn chống cháy so với các vật liệu chống cháy khác
Hiện nay, sơn chống cháy đang được ưu tiên sử dụng nhờ những ưu điểm cực kỳ nổi trội. Đặc biệt là khi so với một số loại vật liệu chống cháy trên thị trường hiện nay:
Có hiệu quả chống cháy tốt
Hiện nay, tùy từng dòng sơn, từng cách thi công mà sơn chống cháy có thể giúp giảm tác động của lửa trong thời gian 30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút và 150 phút hoặc hơn. Đây là khoảng thời gian đủ để sơ tán và chờ lực lượng cứu hỏa kiểm soát đám cháy.
Có thể áp dụng với nhiều bề mặt khác nhau
Hầu hết các dòng sơn chống cháy hiện nay đều có thể sử dụng cho nhiều bề mặt khác nhau, trong khi một số giải pháp chỉ có thể áp dụng cho một loại vật liệu duy nhất. Một số bề mặt có thể áp dụng như kim loại, gỗ, thạch cao…
Nâng cấp công trình không tốn công sức
Thông thường, khi thực hiện các giải pháp chống cháy, giải pháp sẽ được hoàn thiện cùng công trình. Tuy nhiên, với sơn chống cháy, ngay cả khi công trình đã đang sử dụng, bạn vẫn có thể thi công và thực hiện sơn phủ. Việc bổ sung sơn chống cháy rất đơn giản và không hề phải sửa chữa gì nhiều.
Có thể thấy, sơn chống cháy đang sở hữu những ưu điểm nổi bật và có giá thành tương đối hợp lý. Đây là lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ các công trình. Sơn chống cháy dễ thi công, giá thành rẻ lại không cần sửa chữa, bảo dưỡng quá nhiều. Hãy sử dụng dòng sơn này để hạn chế tác động của hỏa hoạn nhé.