Sơn phủ epoxy là dòng sơn chuyên dụng cho công nghiệp, có thể sử dụng để làm lớp phủ hoàn thiện cho nhiều nơi như: sàn, công trình sắt thép, bể chứa, bồn chứa,… Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể hơn về dòng sơn đặc biệt này thông qua bài viết: Sơn Phủ Epoxy Là Gì? Phân Loại, Hướng Dẫn Thi Công
Sơn phủ epoxy là gì?
Khái niệm về sơn phủ epoxy
Sơn phủ epoxy là loại sơn hai thành phần, gồm: phần sơn nhựa epoxy (phần A) và phần chất đóng rắn (phần B). Đây là lớp sơn hoàn thiện, lớp cuối cùng được phủ lên bề mặt, có độ bám dính và độ bền cao, thích hợp sử dụng cho nhiều bề mặt vật liệu, trong nhiều môi trường khác nhau.
Lớp phủ epoxy mang lại cho bề mặt một vẻ ngoài có tính thẫm mỹ cao, bởi vì nó có độ bóng tốt, và đa dạng màu sắc. Ngoài ra, nó cũng giúp bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi các tác nhân gây ăn mòn bên ngoài như: hóa chất và độ ẩm.
Đặc điểm của sơn phủ epoxy
Ưu điểm của sơn phủ epoxy:
- Bền bỉ và bám dính tốt:
Lớp phủ epoxy khi đã đóng rắn hoàn toàn rất cứng, bám chặt vào bề mặt nền, nên sẽ rất bền bỉ, thông thường sẽ có thể sử dụng được ít nhất 3-5 năm.
- Tính thẩm mỹ cao:
Sơn epoxy có nhiều lựa chọn về màu sắc, cũng như độ bóng, thế nên thích hợp cho đa dạng các công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
- Chống ẩm mốc:
Epoxy tạo ra một lớp hàng rào chống thấm nước, ngăn hơi ẩm xâm nhập vào mặt nền bê tông, thích hợp sử dụng cho những nơi như garage hay tầng hầm.
- Dễ vệ sinh và dễ bảo quản:
Nhờ có bề mặt liền mặt, chắc chắn, sơn epoxy không dễ bám bụi, nấm mốc, giúp dễ vệ sinh bằng những dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Tính năng đặc biệt:
Sơn phủ epoxy có thể được thêm một số thành phần để có thêm các tính năng đặc biệt như: chống tĩnh điện, kháng hóa chất, chống trơn trượt,…
Nhược điểm của sơn phủ epoxy:
- Không sử dụng được ngoài trời nếu không có lớp bảo vệ thích hợp: Tia UV có khả năng phá hủy sự liên kết bề mặt của lớp sơn epoxy, gây ra hiện tượng phấn hóa
- Sơn phủ epoxy gốc dầu chỉ có thể thi công khi độ ẩm bề mặt dưới 6%
- Đòi hỏi nhiều kĩ thuật thi công: Sơn epoxy yêu cầu xử lý bề mặt kỹ, pha đúng tỷ lệ, nếu không lớp sơn sẽ bị bong tróc.
Các loại sơn phủ epoxy
Sơn phủ epoxy cho bê tông
Sơn phủ epoxy cho bê tông được sử dụng rộng rãi, trong nhiều ứng dụng như: sơn nền nhà xưởng, trung tâm thương mại, phòng trưng bày, phòng triển lãm, bệnh viện,…
Sơn phủ epoxy cho bê tông có những lợi ích sau:
- Giúp tăng cường khả năng chịu lực: Sàn nhà xưởng thường xuyên phải chịu tải trọng lớn, cũng như lưu lượng, cường độ di chuyển cao, màng sơn epoxy cứng và chắc sẽ giúp tăng mức độ chịu tải cho sàn.
- Giữ gìn môi trường làm việc sạch sẽ: Bề mặt liền mạch của sơn epoxy giúp nó kháng khuẩn tốt, không bị bám bẩn
- Bổ sung một số tính năng: Chống trượt, kháng hóa chất, chịu nhiệt,…. giúp lớp nền bê tông vẫn luôn bền bỉ trong những môi trường khắc nghiệt
Sơn phủ epoxy cho kim loại
Sơn phủ epoxy cho kim loại gồm có hai dạng: lớp sơn phủ màu bên ngoài thông thường và lớp sơn vừa làm lớp lót vừa làm lớp phủ.
- Lớp sơn phủ epoxy cho sắt thép vừa là sơn lót vừa là lớp phủ
Dòng sơn này có tính năng chống rỉ, chống oxy hóa, bảo vệ sắt thép khỏi tình trạng bị rỉ sét do các tác nhân gây ăn mòn đến từ môi trường.
Chính nhờ tính năng chống rỉ, chống oxy hóa, sơn phủ epoxy cho kim loại có thể được sử dụng trên bề mặt sắt, thép trong nhiều môi trường như biển, cầu cảng, tàu thuyền, kết cấu sắt thép công trình xây dựng,…
- Lớp sơn epoxy phủ màu bên ngoài thông thường
Đây là lớp sơn vừa có tác dụng bảo vệ cho lớp lót chống rỉ bên dưới, vừa có tính trang trí cao.
Đặc tính cứng, chắc, bền của sơn epoxy giúp cho tạo thành lớp vỏ bọc, bảo vệ tốt cho kết cấu thép bên dưới, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
Quy trình thi công sơn phủ epoxy
Thi công sơn phủ epoxy cho bê tông
Bước 1: Chuẩn bị và xử lý bề mặt, sữa chữa mặt nền
Kiểm tra khảo sát trước tình trạng của mặt nền bê tông trước khi thi công (độ ẩm, độ dày, mác bê tông), để đảm bảo lớp bê tông đạt đủ yêu cầu để thi công sơn epoxy
Dùng máy mài sàn để tẩy đi những vết bẩn lâu ngày, dầu mỡ, đồng thời để tạo chân bám, giúp lớp sơn lót bám chặt vào bề mặt sàn. Đối với diện tích thi công nhỏ, chủ đầu tư có thể cân nhắc dùng máy mài cầm tay.
Sau khi đã mài sàn, dùng máy hút bụi công nghiệp vệ sinh sạch sẽ bề mặt, không để lưu bụi lại, ảnh hưởng đến sự bám dính của sơn.
Đối với mặt sàn bê tông mới, phải đảm bảo rằng bê tông đã đóng rắn hoàn toàn ít nhất 28 ngày trước khi thi công sơn epoxy
Bước 2: Thi công lớp sơn lót
Trước khi được phun lên bề mặt sàn, phần sơn lót nên được hòa trộn theo đúng tỷ lệ giữa hai phần A và B, để sơn có thời gian “nghỉ” trước khi thi công.
Sử dụng máy phun truyền thống hoặc chân không để phun đều lớp sơn lên bề mặt sàn, hoặc cũng có thể lựa chọn thi công bằng rulo, dùng rulo để dàn đều lớp sơn, sau đó dùng cọ để sửa chữa những vùng khó chạm tới.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ thứ nhất
- Đối với sơn phủ epoxy gốc dầu và gốc nước
Sơn phủ epoxy gốc dầu và gốc nước là loại sơn phủ có sử dụng dung môi. Thế nên, trước khi thi công, sau khi trộn đều hai phần A và B theo đúng tỷ lệ khuyến nghị, đội ngũ thi công có thể pha loãng sơn bằng dung môi thích hợp, để đạt được hỗn hợp sơn đồng nhất.
Có thể sử dụng rulo hoặc máy phun để dàn đều lớp sơn lên bề mặt nền bê tông, sau đó sửa chữa các khuyết điểm nhỏ bằng cọ.
- Đối với sơn phủ epoxy không dung môi
Sơn phủ epoxy không dung môi là sơn hệ tự phẳng.
Trước khi thi công, sơn epoxy tự phẳng cũng cần được trộn đúng tỷ lệ giữa hai thành phần A và B.
Sau đó, đội ngũ thi công sẽ đổ sơn ra sàn, sử dụng bàn cào để dàn đều lớp sơn, sau đó dùng rulo gai để phá bọt khí, đảm bảo một bề mặt sơn hoàn thiện mịn, đều.
Bước 4: Thi công lớp hoàn thiện
Sau khi đợi lớp đầu khô, có thể thi công lớp sơn phủ epoxy hoàn thiện
Quá trình thi công sẽ giống với bước ba, nên chú ý sửa những lỗi nhỏ trong lúc thi công, để tiết kiệm thời gian chờ sơn khô.
Có thể thi công nhiều lớp cho đến khi đạt được độ dày màng sơn như ý.
- Lưu ý:
Bề mặt bê tông cần được chuẩn bị cẩn thận, phù hợp với yêu cầu chuẩn bị bề mặt của lớp sơn lót
Pha loãng sơn bằng dung môi được khuyến nghị, và đúng tỷ lệ, giúp đảm bảo được một hỗn hợp sơn epoxy có chất lượng tốt nhất để thi công.
Nên sử dụng lớp sơn lót thích hợp, nếu không thì lớp sơn phủ epoxy sẽ bị bong tróc.
Chỉ nên thi công lớp sơn hoàn thiện khi mà lớp trung gian đã khô hoàn toàn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp sơn.
Thi công sơn phủ epoxy cho kim loại
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:
- Đối với các công trình sắt thép lớn: Sử dụng máy phun bi hoặc máy bắn cát để làm sạch bề mặt thép theo tiêu chuẩn SA2.5 trở lên. Quá trình này cũng tạo độ nhám cho kết cấu thép, giúp lớp sơn bám chặt hơn.
- Đối với các công trình sắt thép nhỏ: Sử dụng giấy nhám hoặc chổi cọ sắt để loại bỏ dầu mỡ, vết bẩn và các tạp chất khác trên bề mặt.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót epoxy chống rỉ
Sắt thép rất dễ rỉ do phản ứng oxy hóa từ môi trường, thế nên, thi công lớp sơn lót chống rỉ là một trong những bước quan trọng nhất của quá trình thi công.
Trộn đều hai phần A và B theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi dùng.
Sử dụng bình phun để thi công lớp sơn lót lên bề mặt. Có thể dùng cọ và rulo để chỉnh sửa những khuyết điểm nhỏ.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ epoxy thứ nhất
Pha trộn hai phần A và B theo đúng tỷ lệ được khuyến nghị, để sơn “nghỉ” trong một khoảng thời gian ngắn.
Sử dụng súng phun, cọ hoặc rulo lăn để dàn đều lớp sơn lên bề mặt kim loại.
Bước 4: Thi công lớp sơn phủ epoxy hoàn thiện
Sau khi lớp sơn epoxy đầu tiên khô, đội ngũ thi công có thể tiến hành sơn lớp hoàn thiện tiếp theo.
Đợi sơn khô hoàn toàn, đội ngũ thi công sẽ kiểm tra bề mặt sơn bằng phẳng, đẹp, đạt được các yêu cầu về độ dày, tính thẩm mỹ thì có thể bàn giao công trình cho chủ đầu tư.
- Lưu ý:
Loại bỏ hoàn toàn các vết rỉ sét, dầu mỡ và bụi bẩn lâu ngày trên bề mặt thép bằng cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy phun bi hoặc máy bắn cát.
Sau khi hoàn tất bước chuẩn bị bề mặt, ngay lập tức thi công lớp sơn lót chống rỉ để hạn chế tình trạng bề mặt bị bám bụi, giúp duy trì độ bám dính của sơn.
Sử dụng lớp sơn phủ phù hợp với lớp sơn lót chống rỉ để hạn chế khả năng lớp sơn bị bong.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng rằng bạn đã hiểu hơn về dòng sơn phủ epoxy cho sàn bê tông và sắt thép, cũng như quy trình thi công của các loại sơn phủ epoxy.
Nếu quý khách hàng cần được tư vấn thêm thông tin về các loại sơn phủ epoxy hoặc có nhu cầu mua sản phẩm, đừng chần chờ mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua website rexam.co hoặc số hotline: 0987 575 043, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho bạn.
Công ty TNHH REXAM là công ty chuyên thương mại và thi công các dòng sơn công nghiệp, có kinh nghiệm nhiều năm, và là đối tác lớn của nhiều công trình. Do đó, hãy liên hệ chúng tôi ngay để nhận được sự tư vấn đúng đắn và nhiệt tình về giải pháp, khắc phục được vấn đề của bạn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH REXAM
Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0987 575 043.
Email: rexam.co@gmail.com.
Website: https://rexam.co/