Thi công sơn lót epoxy là một bước cần có trong quá trình thi công sơn epoxy. Vậy sơn lót epoxy là gì? Tại sao chúng ta cần thi công lớp sơn lót trước khi sơn phủ? Để trả lời câu hỏi trên, sau đây, hãy cùng REXAM tìm hiểu về sơn lót epoxy, phân loại và hướng dẫn thi công của nó nhé.
Sơn lót epoxy là gì?
Sơn lót epoxy là loại sơn hai thành phần, gồm: Phần nhựa epoxy (phần A) và phần chất đóng rắn (Phần B).
Sơn lót epoxy có độ bám dính và độ bền cao, đồng thời có khả năng chống mài mòn tuyệt vời, hình thành lớp bảo vệ hoàn hảo trên bề mặt của nhiều loại vật liệu khác nhau: kim loại, bê tông,….
Các loại sơn lót epoxy
Sơn lót epoxy được chia thành hai loại chính: sơn lót epoxy cho bê tông và sơn lót epoxy cho kim loại
Sơn lót epoxy cho bê tông
Sơn lót epoxy khi được thi công trên bề mặt bê tông, sẽ thấm xuống nền bê tông, lấp đầy các lỗ rỗng và các bề mặt kém bằng phẳng của mặt nền.
Nhờ đó, sơn lót epoxy có thể cải thiện độ bám dính của lớp phủ, hạn chế tình trạng sơn bị bong tróc. Ngoài ra, nó còn có thể hình thành một lớp hàng rào, bảo vệ bề mặt bê tông khỏi sự xâm nhập ẩm, và hư hỏng tiềm ẩm
Sơn lót epoxy dành cho sàn bê tông thường có màu trong suốt, dòng sơn này có ba công dụng chính sau đây:
- Giúp kết dính lớp sơn phủ với bề mặt sàn
- Thấm vào bề mặt nền bê tông, và giúp tăng cứng cho bề mặt
- Che lấp một số khuyết điểm nhỏ trên bề mặt
- Kháng hóa chất nhẹ và chống nước (nhưng không khuyến nghị sử dụng trong điều kiện ngâm dài ngày)
- Tạo thành một lớp bảo vệ hoàn hảo bảo vệ cho mặt nền bê tông
Sơn lót epoxy cho kim loại
Sơn lót epoxy cho kim loại có chức năng chính là chống oxy hóa, chống rỉ, ngăn ngừa ăn mòn trên bề mặt kim loại.
Dòng sơn này có khả năng bám chắc vào bề mặt, đảm bảo khả năng bảo vệ bền bỉ cho lớp kim loại bên dưới
Sơn lót epoxy cho kim loại được chia ra ba loại chính: sơn lót epoxy giàu kẽm, sơn lót chống rỉ thông thường, và sơn lót cho thép mạ kẽm.
- Sơn lót epoxy giàu kẽm: Loại sơn lót này có tác dụng chính là tạo thành một lớp màng bảo vệ thép khỏi việc bị oxy hóa, đặc biệt là các công trình, kết cấu thép ở biển, nơi có nồng độ muối cao.
- Sơn lót epoxy chống rỉ thông thường: Cũng có tác dụng chống rỉ cho thép, nhưng thích hợp sử dụng trên cạn vì chi phí hợp lý, và tác dụng bảo vệ vẫn tốt, phù hợp cho điều kiện khí hậu và môi trường ở trên cạn.
- Sơn chống rỉ cho thép mạ kẽm: Lớp mạ kẽm đã có tác dụng bảo vệ kết cấu thép khỏi việc ăn mòn, nhưng nếu chủ đầu tư muốn nâng cao tác dụng bảo vệ, họ có thể sử dụng sơn chống rỉ dành riêng cho thép mạ kẽm. Bên cạnh tác dụng chống rỉ, nó còn giúp lớp phủ bám chặt vào bề mặt thép.
Quy trình thi công sơn lót epoxy
Thi công sơn lót epoxy cho bê tông
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:
Đối với mặt sàn cũ:
Chuẩn bị và xử lý bề mặt:
- Kiểm tra và khảo sát tình trạng bề mặt bê tông, đảm bảo đạt yêu cầu về mác bê tông và độ dày nền theo hướng dẫn xử lý bề mặt của lớp sơn lót.
- Sử dụng máy mài chuyên dụng để mài sàn, tạo độ bám cho lớp sơn, giúp sơn bám dính lâu hơn.
- Sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn phát sinh do quá trình mài sàn, vệ sinh sạch sẽ tất cả các vết bẩn, dầu nhớt trên bề mặt sàn.
Sửa chữa mặt nền:
- Mài bỏ các lớp vữa yếu, keo dính trên mặt sàn, đảm bảo độ phẳng tương đối.
- Sử dụng vữa để lấy lại độ phẳng tương đối cho mặt nền.
- Chờ vữa khô, sau đó mài tạo độ nhám và độ bám dính cho lớp sơn lót.
Đối với mặt sàn mới:
- Mài sàn để tạo độ bám cho lớp sơn lót.
- Hút bụi phát sinh từ quá trình mài sàn để đảm bảo bề mặt sạch sẽ và sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót
- Trộn đều hai thành phần A và B theo đúng tỷ lệ khuyến nghị của nhà sản xuất, cho sơn thời gian “nghỉ” trước khi thi công.
- Sử dụng rulo lăn để dàn đều lớp sơn lót lên bề mặt, chú ý sử dụng cọ để phủ sơn ở những vùng khó chạm tới.
Lưu ý:
- Độ ẩm bề mặt bê tông khi thi công nên dưới 6% để tránh ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp sơn lót
- Bê tông nên đạt mác 250 trở lên để chịu được tải trọng và mật độ di chuyển cao của máy móc và con người.
Thi công sơn lót epoxy cho kim loại
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:
- Đối với công trình sắt thép lớn: Sử dụng máy phun bi, hoặc máy bắn cát để làm sạch bề mặt thép (theo tiêu chuẩn SA2.5 trở lên), đồng thời, để tạo độ nhám cho kết cấu thép, giúp lớp sơn có thể bám chặt hơn lên bề mặt.
- Đối với công trình sắt thép nhỏ: Sử dụng giấy nhám hoặc chổi cọ sắt để làm sạch dầu mỡ, vết bẩn,… trên bề mặt
Bước 2: Thi công lớp sơn lót
- Khuấy đều hai phần A và B theo đúng tỷ lệ hướng dẫn từ nhà sản xuất.
- Dùng bình phun để thi công lớp sơn lót trên bề mặt, có thể dùng cọ và rulo để chỉnh sửa những khuyết điểm nhỏ.
Lưu ý:
- Loại bỏ sạch sẽ các vết rỉ sét, dầu mỡ, bám bẩn lâu ngày trên bề mặt thép, bằng cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng như: máy phun bi, máy bắn cát,…
- Thi công ngay lớp sơn lót chống rỉ khi vừa thực hiện xong bước chuẩn bị bề mặt, để hạn chế tình trạng bề mặt lại bị bám bụi, ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn.
Như vậy, REXAM đã cùng với bạn tìm hiểu thêm về sơn lót epoxy, cũng như phân loại của chúng. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về sơn lót epoxy, từ đó lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho nhu cầu của mình, đồng thời cũng nắm được các bước cơ bản khi thi công chúng.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về sơn lót epoxy hay muốn tìm một địa điểm phân phối uy tín để mua hàng, xin đừng ngần ngại liên hệ ngay qua website rexam.co hoặc số hotline: 0987 575 043 để nhận được sự tư vấn chính xác và nhiệt tình.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH REXAM
Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.
Hotline: 0987 575 043.
Email: rexam.co@gmail.com.
Website: https://rexam.co/