Sơn epoxy gốc dầu và tất cả những điều bạn cần biết

Sơn epoxy gốc dầu loại sơn epoxy hai thành phần, sử dụng dung môi gốc dầu để pha loãng. Dòng sơn này có rất nhiều lợi ích và ứng dụng được trên nhiều bề mặt khác nhau, do đó hãy cùng Rexam tìm hiểu về loại sơn đặc biệt này nhé.

1. Sơn epoxy gốc dầu là gì?

Sơn epoxy gốc dầu là loại sơn 2 thành phần, gồm: phần sơn có gốc là epoxy, và phần chất đóng rắn, sơn sẽ được pha loãng bằng dung môi gốc dầu theo tỷ lệ khuyến nghị bởi nhà sản xuất trước khi thi công.

Dung môi gốc dầu sẽ mang lại cho sơn một bề mặt có tính thẩm mỹ và độ bóng cao, thích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.

Sơn epoxy gốc dầu sử dụng dung môi gốc dầu để pha loãng
Sơn epoxy gốc dầu sử dụng dung môi gốc dầu để pha loãng

2. Phân loại sơn dầu epoxy

Sơn epoxy gốc dầu gồm nhiều loại khác nhau, phù hợp cho đa dạng mục đích sử dụng. Dưới đây là bảng phân chia sơn epoxy gốc dầu theo công dụng của nó.

Tên gọiCông dụngỨng dụngSản phẩm tiêu biểu
Sơn epoxy gốc dầu kháng hóa chấtSơn epoxy kháng hóa chất là dòng sơn 2 thành phần, chuyên dụng cho các kết cấu sắt thép, bê tông, và các bề mặt khác. 

Dòng sơn này nổi bật với khả năng chống axit và chống hóa chất mạnh mẽ, bảo vệ bề mặt sàn, kim loại khỏi việc bị mài mòn do hóa chất. 

Sơn epoxy kháng hóa chất có thể sử dụng để sơn cho những khu vực sau đây: 

  • Sàn nhà xưởng, phòng thí nghiệm 
  • Hồ nước thải 
  • Ống dẫn dầu hỏa, chất thải
Sơn phủ hồ xử lý nước thải KCC EH2351

Liên hệ: 0987 575 043 để được tư vấn thêm chi tiết

Sơn epoxy gốc dầu chống rỉSơn epoxy chống rỉ là loại sơn cao cấp, trong bảng thành phần có chứa một số chất chống oxy hóa hữu cơ và vô cơ, cũng như là phụ gia chống rỉ. 

Lớp sơn bám chặt vào bề mặt sắt thép, tạo ra một lớp màng bảo vệ, hạn chế việc sắt thép bị oxy hóa dưới các tác động của môi trường

Sơn epoxy chống tĩnh điện có thể sử dụng cho: 

  • Kết cấu thép xây dựng 
  • Khung sắt, thép xe
  • Cầu cảng, tàu thuyền
Sơn lót chống rỉ KCC EP170

Liên hệ: 0987 575 043 để được tư vấn thêm chi tiết

Sơn epoxy gốc dầu có nhiều ứng dụng khác nhau
Sơn epoxy gốc dầu có nhiều ứng dụng khác nhau

3. Ưu, nhược điểm của sơn epoxy gốc dầu

3.1. Ưu điểm của sơn dầu epoxy

  • Đáp ứng nhu cầu phổ biến: Sơn epoxy gốc dầu phù hợp cho các nhà máy, xưởng công nghiệp, bệnh viện,… nhờ khả năng chống bẩn, dễ dàng vệ sinh.
  • Giá thành hợp lý: Chi phí thi công sơn epoxy gốc dầu rẻ hơn so với sơn epoxy gốc nước, đồng thời, lớp sơn epoxy rất bền, dễ dàng bảo quản, do đó sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí về lâu dài.
  • Tính thẩm mỹ cao: Sơn epoxy công nghiệp gốc dầu có màu sắc đa dạng, dễ dàng lựa chọn màu phù hợp. Bề mặt sơn có độ bóng cao, mịn, màu sắc tươi sáng.
  • Bổ sung một số tính năng cao cấp: Tùy theo dòng sơn epoxy được lựa chọn sử dụng mà sàn nhà sẽ được bổ sung thêm một số tính năng như: chống trơn trượt, kháng hóa chất, chống tĩnh điện,…
Sơn epoxy gốc dầu có độ bóng cao
Sơn epoxy gốc dầu có độ bóng cao

3.2. Nhược điểm của sơn dầu epoxy

  • Điều kiện thi công gắt gao: Chỉ thi công được khi độ ẩm bề mặt dưới 8%
  • Mùi khó chịu: Sơn epoxy gốc dầu có mùi khá khó chịu khi chưa khô, mùi này nếu hít vào hoặc tiếp xúc có thể dẫn đến các bệnh về hô hấp và viêm da đối với người mẫn cảm. Do đó đội ngũ thi công cần chú trọng sử dụng đủ quần áo bảo hộ khi thi công để bảo vệ bản thân. Mùi hôi này sẽ hoàn toàn biến mất khi lớp sơn khô.

4. Ứng dụng của sơn epoxy gốc dầu

Sơn epoxy nói chung, và sơn epoxy gốc dầu nói riêng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau:

  • Sàn nhà công nghiệp: Sơn epoxy có đặc tính chung là màng sơn cứng, bền, chịu tải trọng tốt nên rất thích hợp cho sàn nhà xưởng.
  • Kết cấu sắt thép, hàng hải: Sơn epoxy có khả năng hạn chế tình trạng rỉ sét ở sắt thép, kéo dài tuổi thọ cho công trình, tàu thuyền.
  • Ống và bể chứa chất thải: Sơn epoxy có dòng sản phẩm kháng hóa chất, thích hợp sử dụng ở những nơi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, hoặc sự tràn, bắn hóa chất, bảo vệ bề mặt sàn khỏi việc bị ăn mòn do axit và các loại hóa chất khác.
  • Các công trình dân dụng (bệnh viện, trung tâm thương mại,…): Bề mặt sơn epoxy gốc dầu có độ bóng cao, đa dạng lựa chọn về màu sắc, mang lại tính thẩm mỹ cao, thu hút.

5. Phương pháp thi công sơn epoxy gốc dầu đúng chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị và xử lý bề mặt

  • Mài và hút bụi bề mặt sàn cũ để tạo độ bám cho sơn. Trám trét những vết nứt nhỏ trên bề mặt
  • Đối với sàn mới, chỉ cần mài và hút bụi

Bước 2: Thi công lớp sơn lót

  • Khuấy đều hai thành phần A và B, sau đó pha dung môi đúng tỷ lệ để đạt được một hỗn hợp sơn có thể thi công được.
  • Có thể thi công bằng rulo hoặc súng phun. Đối với những khu vực có diện tích nhỏ khó tiếp cận, nên thi công bằng cọ.
  • Xả nhám bề mặt lớp sơn lót, sau đó vệ sinh bằng dung môi phù hợp
Thi công lớp sơn lót trên nền bê tông
Thi công lớp sơn lót trên nền bê tông

Bước 3: Thi công lớp sơn phủ epoxy hệ lăn thứ nhất

  • Khuấy đều và pha loãng sơn theo đúng tỷ lệ khuyến nghị, thi công lớp đầu bằng rulo hoặc súng phun, chú ý chỉnh sửa những khu vực khó chạm bằng cọ.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ epoxy hoàn thiện

  • Khi lớp sơn epoxy thứ nhất khô, đội ngũ thi công có thể tiến hành sơn lớp hoàn thiện
  • Lặp lại thi công như lớp đầu, đến khi đạt độ dày mong muốn.
  • Sửa chữa các chỗ bị lỗi để đảm bảo sơn đều và đẹp.

Bước 5: Kiểm định và bàn giao

  • Kiểm tra thẩm mỹ, độ dày, và các yêu cầu khác trước khi bàn giao công trình.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về sơn epoxy gốc dầu, và tìm kiếm được loại sơn thật sự giải quyết được bài toán của bạn.

Nếu bạn cần được tư vấn thêm, hay muốn liên hệ để mua hàng, hãy liên hệ với REXAM ngay thông qua website rexam.co và số hotline: 0987 575 043 để được chúng tôi hỗ trợ ngay nhé.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH REXAM

Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0987 575 043.

Email: rexam.co@gmail.com.

Website: https://rexam.co/