Sơn epoxy chống tĩnh điện là gì? Cách hoạt động, quy trình thi công

Những xưởng sản xuất linh kiện điện tử, phòng phẫu thuật yêu cầu sự cân bằng về điện tích rất cao, đó là lý do mà chúng ta cần sử dụng sơn epoxy chống tĩnh điện cho những khu vực này. Vậy sơn epoxy chống tĩnh điện là gì? Lợi ích của nó như thế nào? Nó hoạt động ra sao? Hãy cùng REXAM đi tìm hiểu nhé!!!

Sơn epoxy chống tĩnh điện giúp cân bằng tĩnh điện trong không gian
Sơn epoxy chống tĩnh điện giúp cân bằng tĩnh điện trong không gian

Sơn epoxy chống tĩnh điện là gì?

Sơn epoxy chống tĩnh điện, là loại sơn epoxy chuyên dụng, có chứa các chất phụ gia đặc biệt giúp dẫn điện. Mục đích chính của loại sơn này là tạo ra một con đường để dòng điện tĩnh chảy xuống đất, từ đó ngăn ngừa tĩnh điện tích tụ trên bề mặt sàn.

Khi mọi người đi trên bề mặt sơn, sơn sẽ dẫn tĩnh điện từ cơ thể người xuống đất.

Ưu, nhược điểm của sơn epoxy chống tĩnh điện

Ưu điểm

Sơn epoxy chống tĩnh điện có ưu điểm lớn nhất là giúp cân bằng điện tích trong môi trường, đảm bảo tính an toàn cho môi trường lao động, hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh tia lửa điện.

Ngoài ra, sơn epoxy chống tĩnh điện cũng sẽ có các ưu điểm chung như những loại sơn epoxy khác:

  • Bề mặt rắn chắc, chịu tải, chịu lực, chịu ma sát tốt
  • Dễ dàng vệ sinh bằng các dung dịch vệ sinh thông thường.
  • Có khả năng kháng hóa chất cơ bản
  • Tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm

  • Sơn epoxy gốc dầu khi thi công sẽ có mùi nồng khá khó chịu, tuy nhiên mùi sẽ bốc hơi hoàn toàn sau khi sơn đóng rắn
  • Quá trình thi công gồm nhiều bước, đòi hỏi tay nghề thợ thi công chuyên nghiệp

Ứng dụng của sơn epoxy chống tĩnh điện

Trong công nghiệp: Sơn epoxy chống tĩnh điện có thể sử dụng trong những nhà máy sản xuất, yêu cầu mức cân bằng tĩnh điện cao, hoặc những nơi nhạy cảm với tia lửa điện, như:

  • Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
  • Nhà máy sản xuất hóa chất
  • Nhà máy sản xuất chip
  • Phòng lab
Sơn epoxy chống tĩnh điện thích hợp sử dụng cho phòng lab
Sơn epoxy chống tĩnh điện thích hợp sử dụng cho phòng lab

Trong dân dụng; Sơn epoxy chống tĩnh điện cũng có thể dùng cho những công trình dân dụng, yêu cầu một môi trường chính xác, không có sự sai lệch tĩnh điện như:

  • Phòng mổ
  • Phòng siêu âm
  • Phòng sạch

Sơn sàn epoxy chống tĩnh điện hoạt động như thế nào?

Sàn epoxy chống tĩnh điện giúp ngăn chặn tích tụ tĩnh điện gây hại bằng cách truyền tĩnh điện phát sinh trong quá trình di chuyển của nhân viên xuống đất, và quy trình này diễn ra như sau:

  • Lớp phủ epoxy: Bề mặt sàn được phủ một lớp nhựa epoxy chứa các vật liệu dẫn điện đặc biệt. Khi người di chuyển trên sàn, chân họ tiếp xúc với lớp phủ này và điện tích tĩnh được truyền từ cơ thể họ sang lớp epoxy.
  • Lớp than hoạt tính (carbon): Điện tích tĩnh sau đó được truyền qua một than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này này có mức điện trở rất thấp, giúp điện tích dễ dàng di chuyển qua.
  • Dải băng đồng: Cuối cùng, điện tích tĩnh được dẫn tới một dải băng đồng nằm dưới lớp phủ sàn. Dải băng này được kết nối với một điểm tiếp đất an toàn, giúp điện tích tĩnh thoát ra ngoài và không còn tồn tại trên sàn.
Cấu tạo lớp sơn epoxy chống tĩnh điện giúp dễ dàng dẫn điện và triệt tiêu điện tích
Cấu tạo lớp sơn epoxy chống tĩnh điện giúp dễ dàng dẫn điện và triệt tiêu điện tích

Phương pháp thi công sơn epoxy chống tĩnh điện

Bước 1: Kiểm tra và chuẩn bị bề mặt sàn

  • Kiểm tra xem bề mặt đã đạt các yêu cầu về độ ẩm, mác bê tông, độ dày, sẵn sàng để thi công lớp sơn lót chưa
  • Trám trét các khuyết điểm trên bề mặt
  • Mài sàn để tạo chân bám cho sơn, cũng như loại bỏ đi các vết bẩn bám chặt trên sàn.
  • Sử dụng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ đi các bụi bẩn do quá trình mài sàn tạo ra.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót.

  • Khuấy phần A và B theo đúng tỷ lệ khuyến nghị
  • Sử dụng rulo lăn để dàn đều sơn lên bề mặt, có thể sử dụng cọ để sửa chữa lại những khuyết điểm nhỏ, hoặc sơn những bề mặt khó chạm tới.
Thi công lớp sơn lót cho sơn epoxy chống tĩnh điện
Thi công lớp sơn lót cho sơn epoxy chống tĩnh điện

Bước 3: Thi công hệ thống dây dẫn đồng giúp phân tán và trung hòa điện tích

  • Đảm bảo hệ thống có chỗ tiếp đất an toàn, tránh xa máy móc

Bước 4: Thi công lớp than hoạt tính dẫn điện.

  • Lớp than hoạt tính này có điện trở rất thấp, nên không có chức năng cản trở dòng điện, cho phép tĩnh điện dễ dàng đi xuyên qua lớp này để đến với dải băng đồng.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ chống tĩnh điện

Đối với sơn phủ chống tĩnh điện hệ tự phẳng: Thích hợp cho những nhà xưởng lớn, tải trọng cao, lưu lượng di chuyển nhiều.

  • Trộn riêng từng thùng, sau đó đổ thùng B vào thùng A theo đúng tỷ lệ và khuấy đều.
  • Đổ sơn ra sàn, dùng bàn cào để dàn đều lớp sơn, sau đó sử dụng rulo gai để phá bọt khí.

Đối với sơn phủ chống tĩnh điện hệ lăn: Thích hợp cho các nhà xưởng nhỏ, chịu tải trung bình

  • Trộn riêng từng thùng, sau đó đổ thùng B vào thùng A theo đúng tỷ lệ được chỉ định và trộn đều.
  • Sử dụng rulo lăn để dàn đều lớp sơn ra sàn, hoặc có thể dùng máy phun. Sử dụng cọ để thi công những ngóc ngách, khu vực nhỏ.

Bước 6: Thi công lớp sơn phủ chống tĩnh điện hoàn thiện

  • Sau khi lớp sơn đầu khô, tiến hành xả nhám bề mặt để tăng độ bám dính của lớp sơn kế tiếp.
  • Thực hiện lại các bước tương tự bước 5 để sơn lớp hoàn thiện
  • Chú ý sửa chữa những chỗ bị lỗi ngay trong quá trình sơn để tiết kiệm thời gian chờ khô
Thi công lớp sơn phủ cho sơn epoxy chống tĩnh điện
Thi công lớp sơn phủ cho sơn epoxy chống tĩnh điện

Bước 7: Kiểm tra, đo điện trở bề mặt và nghiệm thu

Báo giá sơn epoxy chống tĩnh điện

Bởi vì bảng giá của sơn epoxy chống tĩnh điện sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do đó rất khó để đưa ra bảng báo giá sơn chính xác. Giá thi công sơn có thể sẽ thay đổi dựa theo các yếu tố sau đây:

Loại sơn sử dụng

Sơn chống tĩnh điện được chia làm hai loại phổ biến: Sơn chống tĩnh điện hệ lăn và sơn chống tĩnh điện hệ tự phẳng

Sơn chống tĩnh điện hệ lăn có giá thấp hơn sơn chống tĩnh điện hệ tự phẳng

Tuy nhiên, mỗi loại sơn sẽ thích hợp cho các nhu cầu khác nhau về khả năng chịu tải trọng, do đó chủ nhà xưởng cần cân nhắc để lựa chọn được loại sơn thực sự đáp ứng được nhu cầu của mình

Độ dày màng sơn

Chủ đầu tư mong muốn màng sơn càng dày, thì chi phí thi công sẽ càng cao vì sẽ cần nhiều vật tư hơn, và cũng cần nhiều thời gian để thi công hơn

Diện tích

Diện tích nhà xưởng càng lớn, thì tổng chi phí thi công sơn epoxy chống tĩnh điện càng cao. Tuy nhiên, giá thành cho mỗi mét vuông sẽ rẻ hơn so với giá thành cho mỗi mét vuông đối với nhà xưởng nhỏ.

Diện tích sàn sẽ ảnh hưởng đến giá thi công sơn epoxy chống tĩnh điện
Diện tích sàn sẽ ảnh hưởng đến giá thi công sơn epoxy chống tĩnh điện

Hãng sơn

Hiện nay có rất nhiều hãng sơn epoxy chống tĩnh điện, từ Việt Nam đến nước ngoài, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như mong muốn mà chủ đầu tư có thể chọn hãng sơn phù hợp:

Thông thường, những hãng sơn nước ngoài, có tên tuổi lâu đời sẽ có giá cao hơn nhưng đi kèm đó họ có đầy đủ giấy tờ đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua về sơn epoxy chống tĩnh điện là gì, những lợi ích vượt trội cũng như quy trình thi công cụ thể của nó. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin về loại sơn đặc biệt này. Nếu như, bạn cần thêm thông tin, hoặc muốn được tư vấn mua sơn epoxy chống tĩnh điện, xin đừng ngần ngại, hãy liên hệ REXAM ngay thông qua website: rexam.co và số hotline: 0987 575 043, chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng!!!

CÔNG TY TNHH REXAM tự hào là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại và thi công sơn epoxy, sơn công nghiệp, sơn chống cháy,… Do đó, hãy cho chúng tôi cơ hội để đồng hành cùng bạn trong quá trình tìm ra dòng sơn thực sự phù hợp với giải pháp của mình.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH REXAM

Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0987 575 043.

Email: rexam.co@gmail.com.

Website: https://rexam.co/