Sơn Dầu Và Sơn Nước: So Sánh Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng

Sơn dầu và sơn nước là hai sản phẩm sơn được sử dụng nhiều nhất hiện nay, vậy “khi nào nên sử dụng sơn nước, và khi nào nên sử dụng sơn dầu?” có lẽ là một câu hỏi được nhiều người quan tâm. Do đó hãy cùng REXAM tìm hiểu và so sánh ưu nhược điểm và ứng dụng của hai loại sơn này nhé.

so sanh son dau va son nuoc
Hình 1: So sánh sơn dầu và sơn nước

Định nghĩa sơn dầu và sơn nước

Giới thiệu về sơn dầu

Sơn dầu là sản phẩm sơn có chất liên kết phổ biến là các loại dầu thực vật, như: dầu lanh, dầu anh thảo,….

Thành phần chính của sơn bao gồm: chất tạo màu, chất liên kết và dung môi. Trong quá trình thi công, sơn có thể được pha loãng bằng loại dung môi gốc dầu thích hợp.

Sơn dầu nổi bật với khả năng bám dính cao trên các bề mặt: bê tông, kim loại,…Loại sơn này gồm hai dạng chính:

  • Sơn dầu gốc epoxy: Sản phẩm này có thành phần chính là gốc nhựa epoxy, màng sơn dai và chắc, có khả năng kháng hóa chất gốc dầu tốt, thường được ứng dụng cho sàn bê tông nhà xưởng.
  • Sơn dầu gốc alkyd: Sơn alkyd gốc dầu thường là lớp chống rỉ trên bề mặt kim loại trong các môi trường có tính ăn mòn mạnh.
son dau va son nuoc
Hình 2: Sơn epoxy gốc dầu được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghiệp

Giới thiệu về sơn nước

Sơn nước là sản phẩm sơn trang trí được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng, nhà ở được tạo thành từ nhiều thành phần như: chất tạo màng, bột độn, bột màu, các chất phụ gia, và dung môi.

Dòng sơn này có đặc tính tạo ra lớp màng sơn mỏng, khô nhanh, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của con người.

Ngoài ra, sơn nước đa dạng màu sắc hơn rất nhiều so với sơn dầu công nghiệp.

Dựa trên công dụng, sơn nước được chia thành bốn loại chính:

  • Sơn chống kiềm
  • Sơn chống thấm
  • Sơn nội thất
  • Sơn ngoại thất.
son dau va son nuoc
Hình 3: Sơn gốc nước rất được ưa dùng trong môi trường dân dụng

Điểm giống nhau của sơn dầu và sơn nước

  • Ứng dụng đa dạng: Cả sơn dầu và sơn nước đều có thể áp dụng được trên nhiều bề mặt khác nhau, thích hợp để sử dụng cho nhiều loại công trình, từ công nghiệp đến dân dụng. Tùy theo yêu cầu và điều kiện của công trình, chủ đầu tư có thể lựa chọn loại sơn phù hợp.
  • Tạo lớp bảo vệ: Sơn nước và sơn dầu đều tạo thành một lớp màng bảo vệ có tính thẩm mỹ cao cho bề mặt được sơn, bảo vệ công trình khỏi các yếu tố ăn mòn đến từ môi trường, giúp tăng tuổi thọ cho công trình.
  • Có thể được áp dụng bằng các công cụ tương tự: Cả sơn dầu và sơn nước có thể được thi công bằng cọ, con lăn hoặc súng phun.
  • Yêu cầu chuẩn bị bề mặt: Để đạt được kết quả tốt nhất, sơn dầu và sơn nước đều yêu cầu bề mặt cần được làm sạch một cách cẩn thận, loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn, vết bụi và dầu mỡ, nhằm đảm bảo sơn có độ bám dính tốt và không bị trượt.

Điểm khác biệt của sơn dầu và sơn nước

Tiêu chíSơn DầuSơn Nước
Độ bóngSơn dầu thường có độ bóng cao hơn so với sơn nước, nhưng khả năng giữ bóng khá kém, độ bóng sẽ giảm dần theo thời gianSơn nước duy trì độ bóng mờ ổn định qua thời gian dài. 
Độ bềnMàng sơn cứng, chống mài mòn, chống va đập,không dễ trầy xước,  bảo vệ bề mặt sàn khỏi các ngoại lực từ môi trường. Màng sơn linh hoạt, có thể giãn nở để hạn chế tính trạng màng sơn bị nứt, và giúp che phủ các vết nứt trên bề mặt sàn. 
Tính an toàn cho sức khỏeVOC cao, có mùi nặng, dễ cháy, có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc nhiều.

Sơn dầu thường có hàm lượng chất rắn cao hơn sơn nước, có mùi khó chịu trong quá trình thi công, dễ cháy. 

Không chứa dung môi gây hại, nên thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe con người. 
Thời gian thi côngThời gian khô của sơn dầu thường lâu hơn thời gian khô của sơn nướcThời gian khô của sơn dầu thường ngắn hơn thời gian khô của sơn nước
Điều kiện thi côngThông thường, sơn dầu được khuyến nghị nên được thi công trong các môi trường có độ ẩm thấpSơn nước có thể được thi công trên bề mặt có độ ẩm cao hơn sơn dầu
Kháng hóa chấtSơn dầu có thể kháng hóa chất tốt, đặc biệt là các hóa chất gốc dầuPhần lớn các loại sơn nước kháng hóa chất không tốt bằng sơn dầu 
Ứng dụngSơn dầu thường được ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệpSơn nước thường được ứng dụng trong lĩnh vực dân dụng
Màu sắcSơn dầu thường sẽ có bảng màu sơn cố định, hoặc pha theo MOQSơn nước trang trí đa dạng màu sắc, có thể pha màu theo mọi yêu cầu của khách hàng.

Thông qua bài viết trên. REXAM đã so sánh những ưu nhược điểm, cũng như ứng dụng của hai loại: sơn dầu và sơn nước, mong rằng quý khách hàng đã có thêm dữ liệu để lựa chọn được sản phẩm sơn thích hợp với mong muốn của mình. 

Nếu quý khách vẫn còn những phân vân, thắc mắc, hãy liên hệ với REXAM ngay thông qua website: rexam.co hoặc số hotline: 0987 575 043, để chúng tôi được giải đáp và tư vấn cho quý khách hàng sản phẩm sơn cụ thể, giải quyết được vấn đề của quý vị.

CÔNG TY TNHH REXAM tự hào là đơn vị thương mại và thi công sơn dầu, sơn công nghiệp, sơn mạ kẽm, sơn dầu, sơn epoxy,…. có nhiều năm kinh nghiệm, do đó hãy để chúng tôi được đồng hành cùng bạn trong hành trình tìm ra giải pháp sơn đáp ứng được nhu cầu của mình.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH REXAM

Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0987 575 043.

Email: rexam.co@gmail.com.

Website: https://rexam.co/