Sơn 2 Thành Phần – Xu Thế Mới Của Ngành Công Nghệ Sơn

Sơn 2 thành phần là một dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ mới, đang được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp và dân dụng những năm gần đây, nhờ vào những ưu điểm vượt trội của nó. Thế sơn 2 thành phần là gì? Nó có những đặc điểm chung nào và đâu là dòng sơn phổ biến nhất? Hãy cùng REXAM tìm hiểu nhé.

son hai thanh phan
Hình 1: Sơn epoxy là xu thế vậ liệu mới hiện nay, đặc biệt là trong các lớp phủ công nghiệp

Sơn hai thành phần là gì?

Sơn 2 thành phần là dòng sơn gồm hai thành phần A và thành phần B, thường là sơn sử dụng cho ngành công nghiệp, hàng hải.

Khi thi công, sơn hai thành phần cần được trộn hai thành phần lại chung với nhau, theo đúng tỷ lệ khuyến nghị từ nhà sản xuất, để có thể thi công.

son hai thanh phan
Hình 2: Sơn hai thành phần gồm hai phần A và B

Đặc điểm chung của các loại sơn hai thành phần

Sơn hai thành phần có một số đặc điểm chung sau đây:

  • Độ bám dính trên bề mặt cực tốt: Vì độ bám dính của sơn hai thành phần trên bề mặt rất tốt, nên là nó sẽ hạn chế bị bong tróc dưới các tác động của môi trường.
  • Màng sơn bền bỉ, có tuổi thọ cao: Màng sơn có tuổi thọ cao, dễ bảo dưỡng, giúp sơn hai thành phần trở thành một lựa chọn kinh tế, nhưng mang lại lợi ích cao
  • Chống mài mòn và chịu ma sát tốt: Sơn hai thành phần được sáng tạo để đặc biệt sử dụng cho nền nhà xưởng, thế nên nó có thể chịu được tải trọng lớn của máy móc, và mật độ di chuyển cao.
  • Có thể kháng hóa chất ở mức độ nhẹ: Sơn 2 thành phần có thể kháng lại axit, kiềm, muối,.. ở mức độ nhẹ. Có một số loại sơn được thiết kế riêng để kháng hóa chất, thì có thể chịu được hóa chất ở nồng độ cao hơn.
  • Chống rỉ cho sắt thép: Sơn lót epoxy có khả năng chống rỉ vượt trội cho sắt thép, làm chậm quá trình ăn mòn diễn ra trên bề mặt vật liệu trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các chất gây rỉ
son hai thanh phan
Hình 3: Sơn hai thành phần có nhiều ưu điểm

2 dòng sơn hai thành phần phổ biến nhất

Có hai dòng sơn 2 thành phần phổ biến nhất: sơn epoxy và sơn polyurethane

Sơn epoxy

Giới thiệu: Sơn epoxy là dòng sơn hai thành phần, gồm: phần sơn nhựa epoxy (phần A) và phần chất đóng rắn (phần B)

Phân loại của sơn epoxy

  • Sơn epoxy gốc nước: Đây là một loại sơn epoxy sử dụng dung môi là nước để pha loãng trước khi thi công. Dòng sơn này nổi bật với nồng độ VOC thấp, không có mùi hôi, và an toàn cho sức khỏe con người.
  • Sơn epoxy gốc dầu: Dòng sơn này sử dụng dung môi gốc dầu để pha loãng, có giá thành hợp lý hơn sơn epoxy gốc nước, độ bóng bề mặt cao, có khả năng kháng các ô nhiễm gốc dầu tốt.
  • Sơn epoxy không dung môi: Đây là sơn epoxy hệ tự phẳng, không có dung môi. Màng sơn dày, nên khả năng kháng va đập cao, chống mài mòn và hóa chất tốt.

Ứng dụng: Sơn epoxy có khả năng ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau:

  • Công nghiệp: Sơn epoxy có khả năng kháng hóa chất, chống mài mòn, ma sát tốt nên có thể dùng cho: sàn nhà xưởng, nhà kho,…
  • Dân dụng: Đặc tính của sơn epoxy là dễ lau chùi và kháng khuẩn, nên thích hợp sử dụng cho: trường học, bệnh viện,…
  • Cầu cảng: Sơn lót epoxy có dòng sản phẩm chống rỉ cho sắt thép trong môi trường ăn mòn, nên rất thích hợp để sử dụng cho môi trường cầu cảng.
Son 2 thanh phan
Hình 4: Sơn epoxy có thể được sử dụng cho phòng sạch, sàn nhà xưởng, bệnh viện,..

Sơn polyurethane

Giới thiệu: Sơn polyurethane là dòng sơn 2 thành phần, thành phần chính có nguồn gốc là polyurethane. Sơn polyurethane được tạo thành chủ yếu dựa vào phản ứng của nhóm Isocyanate (-N=C=O) với alcohol, amine hoặc nước.

Phân loại của sơn polyurethane: Tương tự sơn epoxy, nếu chia theo gốc dung môi, sơn polyurethane gồm ba dạng:

Sơn polyurethane gốc nước: Trước khi thi công, sơn polyurethane cần được pha với nước, hoặc dung môi có thành phần chính là nước. Sơn polyurethane gốc nước có màng sơn linh hoạt, kháng nước và tia UV tốt.

  • Sơn polyurethane gốc dầu: Sơn polyurethane cần được pha với dung môi gốc dầu. Màng sơn cứng, chịu tải, chịu va đập, và kháng ô nhiễm tốt, có thể sử dụng được ngoài trời.
  • Sơn polyurethane không dung môi: Sơn polyurethane không dung môi, không cần sử dụng dung môi để pha loãng. Màng sơn dày, chịu tải, chịu lực và va đập cực tốt, có thể đóng rắn ở nhiệt độ thấp.

Ứng dụng: 

  • Dùng làm lớp phủ bảo vệ cho lớp epoxy ngoài trời: Sơn polyurethane có khả năng kháng tia UV, thích hợp để sử dụng ngoài trời, do đó nó có thể được sử dụng để làm lớp phủ bảo vệ phía trên lớp sơn epoxy, tránh trường hợp sơn epoxy bị phấn hóa.
  • Hàng không: Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ có sử dụng sơn polyurethane cho máy bay vận tải và chiến đấu, nó giúp bảo vệ máy bay tốt dưới áp suất khí quyển khi bay ngoài trời.
  • Sàn nhà công nghiệp và thương mại: Sơn polyurethane có thể sử dụng cho sàn nhà xưởng, thương mại bởi độ sáng bóng và bền. Ngoài ra, nó cùng được dùng phổ biến trong việc sơn đường banh bowling.
son hai thanh phan
Hình 5: Sơn polyurethane bám dính tốt trên mặt nền bê tông và có thể dùng ngoài trời

Như vậy, sơn hai thành phần được hiểu đơn giản là loại sơn gồm thành phần A và thành phần B, nó có nhiều ưu điểm như: bám dính tốt, màng sơn dai,… thích hợp sử dụng cho lĩnh vực công nghiệp, vận tải và hàng hải.

Thông qua bài viết trên, mong rằng quý khách hàng đã có thêm thông tin về dòng sơn mới này, nếu bạn cần tìm hiểu sâu hơn, hoặc muốn được giải đáp thắc mắc, xin đừng ngần ngại liên hệ REXAM thông qua website rexam.co hoặc số hotline: 0987 575 043, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

CÔNG TY TNHH REXAM tự hào là đơn vị thương mại và thi công sơn 2 thành phần, sơn công nghiệp, sơn PU, sơn epoxy cho sàn,…. có nhiều năm kinh nghiệm, do đó hãy để chúng tôi được đồng hành cùng bạn trong hành trình tìm ra giải pháp sơn đáp ứng được nhu cầu của mình.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH REXAM

Địa chỉ: 166 Quách Đình Bảo, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Văn Phòng: 43 TL02, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, Hồ Chí Minh.

Hotline: 0987 575 043.

Email: rexam.co@gmail.com.

Website: https://rexam.co/